Giáo xứ Vinh Hương

http://gxvinhhuong.net


Ca phẫu thuật của Đức Phanxicô bị lan rộng hơn dự kiến

Trước bệnh viện Gemelli ở Rôma
tối thứ hai 5 tháng 7.
Đây là nơi Đức Phanxicô ở lại sau khi mổ.
Filippo MONTEFORTE / AFP

Theo báo chí Ý, ca mổ của Đức Phanxicô lan rộng hơn dự trù ban đầu.

Ngày thứ ba 6 tháng 7, truyền thông Ý cho biết, các bác sĩ phẫu thuật đại tràng cho ngài chiều chúa nhật 4 tháng 7 đã tiến hành nội soi để đưa dụng cụ vào nhờ một vết rạch, nhưng cuối cùng phải dùng đến phẫu thuật cổ điển, một kỹ thuật lan rộng hơn.

Ngoài ra, các bác sĩ không cần phải phẫu thuật cắt bỏ ruột kết, mở một lỗ nhân tạo trong ruột kết để phân đi vào túi, và Đức Phanxicô không bị sốt sau khi mổ.

Tình trạng sức khỏe tốt, ngài tỉnh táo và thở mà không cần hỗ trợ” sau khi “cắt bỏ một phần ruột kết bên trái”, ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ và ngài được gây mê toàn thân. Bản tin Vatican cho biết, “ngài sẽ ở lại bệnh viện khoảng một tuần trừ khi có biến chứng.”

Thay đổi phương pháp không phải là chuyện bất thường

Kỹ thuật phẫu thuật đầu tiên các bác sĩ dự trù là nội soi ổ bụng nhìn vào tường hoặc nội soi ổ bụng nhìn vào dạ dày, dựa trên phương pháp nội soi, dùng dụng cụ mềm gồm ống quang học, ánh sáng và máy ảnh có thể kết hợp với các dụng cụ phẫu thuật.

Tuy nhiên do có một vết sẹo do một phẫu thuật trước đó ở vùng bụng đã buộc các bác sĩ phải thay đổi phương pháp. Theo các chuyên gia y tế, điều này không có gì lạ.

Giáo hoàng bị chứng viêm túi thừa, một trong những biến chứng có thể xảy ra của tình trạng này là hep, tức là ruột bị hẹp lại và thường gặp ở người lớn tuổi.

Theo nhật báo Ý “Il Corriere della Sera”, ngài đã lên kế hoạch mổ vào đầu hè, khi các công việc chính thức của ngài giảm, để có thể an tâm dưỡng bệnh.

Tháng 7 Đức Phanxicô đã ngưng các buổi tiếp kiến chung, chỉ duy trì buổi Kinh Truyền Tin trưa chúa nhật. Theo chương trình, nếu ngài vẫn ở bệnh viện vào ngày chúa nhật sắp tới, ngài có thể đọc Kinh Truyền Tin từ cửa sổ bệnh viện như Đức Gioan-Phaolô II đã từng làm.

Đức Phanxicô đang ở cùng căn phòng trên tầng 10 của bệnh viện Gemelli, nơi Đức Gioan-Phaolô II đã ở lại nhiều lần tại đây, đặc biệt là sau vụ ám sát năm 1981 và một khối u ruột kết năm 1992.

Căn phòng này, có biệt danh là Vatican III vì Đức Gioan-Phaolô II ở đây nhiều lần và căn phòng gần phòng họp của các bác sĩ để họp hàng ngày và đề xuất phương pháp trị liệu cho bệnh danh tiếng này, vì thế Đức Gioan-Phaolô II gọi phòng đó là “phòng mật nghị.”

 

Tác giả bài viết: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây