Giáo xứ Vinh Hương

Chúa là bác sĩ giải phẫu các vết thương chúng ta chứ không phải thầy lang lường gạt

Thứ bảy - 14/11/2020 19:46


Các bổn phận, các đòi hỏi này dựa trên nền tảng của trọn lương tâm và vì thế là trọn hành động đạo đức buộc tôi phải nghĩ cách khác. Nghĩ cách khác là câu hỏi thần thánh.

Trước hết, chúng ta đừng quá nghiêng về triết học khi triết học bị cuốn vào các lý luận khắt khe. Vì vậy, các câu hỏi là vô hiệu, không đến đích, là một chất vấn quá khắt khe, quá thông minh để có thể thật: liệu Chúa có tồn tại không? Các bằng chứng nào có thể chứng minh sự hiện hữu của Ngài? Những người kẹt vào câu hỏi này đã biết câu trả lời. Họ dường như chiến thắng khi họ đặt lý trí và khoa học lên hàng đầu. Nhưng mỗi lần như vậy, họ đều đi bên lề điều thiết yếu. Thiên Chúa không tự thể hiện Ngài. Ngài chỉ thể hiện cho những ai nhận ra Ngài. Cứ mãi “đặt câu hỏi về Chúa” không giải quyết được gì.

Chúng ta hãy bắt đầu từ nhu cầu trấn an cá nhân, từ việc xứ lý các khoảng trống, các vắng mặt, các mong manh, các khốn khổ khác lúc nào cũng có đó, trong chúng ta, và có nguy cơ làm chúng ta mất lý trí. Chúng ta khởi đi từ nhu cầu duy nhất của mình, là sống tốt hơn, chữa lành mình, chăm sóc các căn bệnh của mình.

Chúng ta không đặt Chúa trong sách vở, trong các câu hỏi triết học, với các đối lập nhị phân không bao giờ giải quyết được, nhưng nên đặt câu hỏi về đường hướng cuộc đời tôi và sự nhất quán của tinh thần tôi. Hay nói một cách khác: làm thế nào để tôi không bùng nổ, để tôi kềm lại? Làm sao tôi không bị tràn ngập bởi các trống rỗng trong tôi, chúng chỉ muốn điều khiển tôi? Làm thế nào để đối phó với các đam mê xấu này, đặc biệt là các đam mê độc hại nhất có thể làm chúng ta trống rỗng từ bên trong, làm trái tim chúng ta khô cằn?

Các câu hỏi này dù kỳ lạ như thế nào, nhưng chúng lại rất quan trọng. Trong tôi, mỗi ngày đều có các điều kỳ diệu nhỏ diễn ra: Tôi giữ cho mình một mạch lạc nhất định, một sự cân bằng giữa lý trí quá lạnh lùng và đam mê quá điên cuồng. Có phải chúng ta đã không nói ai đó khi họ chìm, bị tràn ngập trong suy nghĩ của họ: “Người này không mạch lạc rồi”, “người này có các các nhận xét không nhất quán?” Làm cách nào để giữ được sự nhất quán này? Làm cách nào để tránh đụng vào bức tường? Làm thế nào để đứng vững, dù vật thể  đen tối trong chúng ta (được tạo thành từ các vắng mặt và các trống rỗng) hiện diện mọi nơi, thậm chí còn mạnh hơn vật thể hữu hình?

Chắc chắn xác quyết phải đứng vững, và xác quyết được đứng vững bởi lực manh hơn tôi. Nếu tôi không khởi đi từ các nhu cầu thiết thân này, thứ níu kéo tôi cũng như tôi níu kéo chúng, nếu tôi không nhận thấy vô số các đòi hỏi của sự nhất quán hữu ích này, của một cân bằng giữa cảm xúc và trí tuệ, thì tôi đã để “Chúa” và câu hỏi về Ngài cho các triết gia và cho các vấn đề thường phù phiếm của họ, mà họ thường chẻ sợi tóc ra thảo luận từ thuở tạo thiên lập địa.

Các hàng ngàn khoảng trống này gói gọn trong tôi, tôi phải làm gì với chúng? Tôi phải xem chúng là “kinh hoàng” và quên chúng cho đến khi chúng thối rữa và thối rữa bên trong tôi không? Làm thế nào để tôi nhận ra chúng như một phần chất liệu thô cấu thành nên tôi không? Tôi có nên bỏ chúng vào thùng rác của chính mình hay chấp nhận chúng – như khi chúng ta chấp nhận những gì mình không biết về mình, với xác quyết rằng chính sự u minh này hoàn toàn cấu thành nên tôi?

Các câu hỏi này trở lại với điều hiển nhiên (mà đầu tiên chúng ta không thấy): tôi cũng là cái gì tôi không biết về tôi. Vấn đề không phải là nói và lặp đi lặp lại “tôi biết là tôi không biết” nhưng là ghi nhận những gì tôi không biết về tôi, tất cả những gì tôi không biết về các điều thân thuộc của tôi, những gì cấu thành tôi mà tôi không biết.

Nhận thức này mở rộng ra, vượt các bằng chứng hiển nhiên của tôi, nó vừa cần thiết vừa bạo lực. Nó làm tôi buồn. Ngay cả làm tôi đau khổ. Nhưng sự thẳng thắn không thương tiếc, điều cần thiết mặc dù đau đớn, phải trả một giá này không?

Về điểm này, triết gia Kierkegaard cảnh báo chúng ta khi ông xem sự an ủi, an ủi mà tất cả chúng ta đi tìm, bằng tất cả các phương tiện có thể, của chúng ta và của những người chúng ta xin Chúa, bắt đầu, trong tất cả sự sáng suốt, bởi sự sầu khổ này. Không có an ủi nếu không có sầu khổ. Để tìm sự an ủi đến từ nơi khác và từ nơi sâu thẳm hơn cả chính mình, thì còn phải chấp nhận một sự tàn phá bên trong, một thử thách của nỗi khổ cá nhân.

Chấp nhận một chuyện xấu nhỏ để có một điều tốt cao đẹp. Tất cả đều ở đây. Chấp nhận khốn quẫn để được sáng suốt hơn. Chấp nhận trần trụi, nhận biết nội tâm mình trần trụi để mặc lại một cách khác tốt hơn. Chấp nhận sự mong manh cấu thành này còn hơn là che giấu nó. Tất cả đều ở đây.

Nếu chúng ta xin Ngài đến, Chúa không đến để vá lại các chỗ tróc, đặt chát trám an ủi và xem như không có gì xảy ra. Khi Ngài đến, Ngài đến trong vết thương chúng ta, trong độ dày của các mong manh, ở trong các nứt rạn bên trong của chúng ta, các vết nứt ở khắp nơi trong khối thịt chúng ta.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Chúa là bác sĩ giải phẫu các vết thương chúng ta chứ không phải thầy lang lường gạt. Ngài củng cố năng lượng tinh thần, hạ niềm kiêu hãnh đặt không đúng chỗ của chúng ta. Ngài đến để làm điều đó với chúng ta, cho chúng ta, vì chúng ta. Niềm kiêu hãnh của các vinh quang hão. Tất cả đều ở đó. Khi nhà văn Bossuet nói trước triều đình Vua-Mặt trời, ông lo lắng làm hài lòng nhà vua để có  các ân huệ và lợi thế, ông đã can đảm nhấn mạnh, dưới cái nhìn của Chúa, một nhu cầu cần thiết hơn các nhu cầu khác: bứt vỡ trong chúng ta, “như đập vỡ gương (…) tất cả những điều vĩ đại mà chúng ta ngưỡng mộ này” và không có giá trị gì, không giúp chúng ta trong việc chữa lành tâm hồn.

Chúng ta có thể làm gì để giải phóng mình khỏi tính kiêu ngạo? Giải phóng bản thân khỏi những gì cồng kềnh và có một khoảng không gian điên rồ trong chúng ta? Làm thế nào để tách các thứ? Làm thế nào để bứt vỡ bên trong, “như làm vỡ tấm gương”, thứ không thêm gì cho các chăm sóc quan trọng mà chúng ta băng cho các vết thương của mình?

Tính kiêu ngạo trong lòng chúng ta

Những điều huy hoàng ở trong chúng ta. Tất cả những điều này ở trong chúng ta trước khi hình thành và thể hiện, trong ánh sáng ban ngày, trong tư thế đẹp của các nịnh thần. Chính sự kiêu ngạo này trong chúng ta, vì chúng ta, cho vinh quang chúng ta mà chúng ta phải xem xét khi nó chiếm quá nhiều chỗ và ngăn chúng ta tìm được bình an tâm hồn. Đặt tính kiêu ngạo của tôi ở đâu bây giờ? Cái gì là cần thiết cho tôi? Làm thế nào giảm đến mức thấp nhất nhu cầu này trong tôi, một kiêu ngạo mà sau đó tôi có thể xem là đặt không đúng chỗ?

Các tầm cao này ít có kết quả

Khi chúng ta cận kề cái chết, khi chúng ta phải kiểm kê lại các tủ kệ tâm hồn mình, chúng trở nên cồng kềnh. Chúng ta đã dành bao nhiêu thì giờ dàn dựng bản thân để có một chỗ trong rạp kịch của những kẻ nịnh thần – một rạp hát của những bóng ma và không có bao nhiêu ánh sáng? Phải làm gì với kích thước ngoại khổ của chúng ta? Phải làm gì với nó khi bạn phải thú nhận với các ảnh khỏa thân của mình, các tư thế phô bày, cũng như các đồ vật tầm thường của nó? Các kích thước to lớn bên ngoài mà với nhiều người lại rất cần thiết, nhưng chẳng giúp ích được gì, ngược lại là đàng khác trong công việc mình tự chữa bệnh này.

Thanh tẩy các đam mê vô ích của tâm hồn đến từ tôi, trước khi đòi nó

Nếu tôi không đòi hỏi với chính tôi, lo lắng xét trong cái đầy và cái trống rỗng thì tôi xứng đáng để xin Chúa chữa lành các vết nứt bên trong của tôi. Ngài an ủi tôi nếu tôi sầu khổ. Ngài sẽ an ủi nếu tôi làm được việc xét mình tận căn không nhân nhượng. Vì vậy, trước khi nghĩ đến Chúa, tôi phải tự mình rào thành, cuốc đất, tẩy sạch mình. Tôi có thể nhìn lại mình một cách sáng suốt không? Đâu là các trở ngại trên con đường thấu thị cá nhân này?
 

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây