Giáo xứ Vinh Hương

“Họ có thể là những người rất tin nhưng không đi lễ”

Thứ bảy - 28/09/2019 20:23
Họ cũng cảm thấy đau khổ, vì họ cảm nhận mình bị khinh thường hoặc bị phán xét.
 
 

La Croix: Ai là người công giáo không đi lễ thường xuyên?
 
Valérie Le Chevalier (
Giám đốc chu kỳ Tin và Hiểu ở Trung tâm Sèvres, tác giả quyển sách viết về những người công giáo không đi lễ thường xuyên (*): Họ là đa số những người tự cho mình là người công giáo Pháp. Thường thường họ đi nhà thờ trong các ngày lễ lớn hoặc trong sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong đời người như lễ rửa tội, đám cưới, tang lễ. Họ là những người tin và thỉnh thoảng đi lễ. Ngược lại, đối với những người đi lễ thường xuyên, họ không được cho là người công giáo hoàn toàn. Một cách chung chung, chúng ta có khuynh hướng đo chiều sâu đức tin theo cách giữ đạo.
 
Như vậy làm thế nào họ sống chiều kích thiêng liêng của mình?
 
Trong công việc của mình, những người tôi có thể hỏi họ, thường họ xem họ giữ đức tin qua cách sống của mình. Như có một ông chủ hãng, ông cho biết ông sống các giá trị đức tin qua công việc của mình. Khi làm vườn, ông nói chuyện với Chúa Giêsu. Tôi nghĩ đến một người anh em họ của tôi, đối với anh không có chuyện không có thánh lễ trong các tang lễ. Người ta có thể rất tin nhưng không đi lễ thường xuyên hoặc hoàn toàn không đi.
 
Những người này cũng nói đến việc họ được đánh động khi gặp các linh mục, các tu sĩ. Đối với họ, đức tin là gắn kết với gia đình, vì vậy lễ Giáng Sinh rất quan trọng với họ. Họ là người công giáo Pháp nhưng có một đức tin thực sự dù họ không cầu nguyện. Chúng ta có thể thấy họ ở Lộ Đức. Nhưng các lời của Giáo hội đề nghị thì không có tiếng vang bao nhiêu với họ.
 
Vậy đâu là quan hệ thật sự của họ với Giáo hội?
 
Họ có một quan hệ đặc biệt với Giáo hội, đó là quan hệ theo ông bà nội ngoại hơn là theo thể chế. Mối quan hệ có tính cách gia đình – họ có mặt trong các lễ rửa tội, trong tang lễ, nhưng họ cũng cảm thấy đau khổ, vì họ cảm nhận mình bị khinh hoặc bị phán xét khi không có đủ các từ vựng, khi không diễn tả cho phù hợp. Họ xa dần dần vì họ cảm thấy mình không cần những chuyện này.
 
Làm thế nào Giáo hội có thể đến với họ?
 
Điều này cần sự chăm sóc mục vụ ở ‘ngưỡng cửa’ như trong các lớp chuẩn bị hôn nhân và dạy giáo lý. Nhưng nhất là trách nhiệm của những người công giáo giữ đạo, những người này phải lắng nghe họ, nghiêm túc với họ và phải táo bạo làm chứng. Nếu không, con đường đi đến Giáo hội của họ chỉ qua giới truyền thông hoặc thể chế. Đôi khi người giữ đạo, người không giữ đạo ở chung trong một gia đình. Chúng ta phải hành động như các môn đệ trên con đường Ê-mau hay như Thánh Philiphê trong sách Công vụ Tông đồ.
 
Tôi cũng tin chúng ta phải giải mã huyền thoại của người môn đệ. Xung quanh Chúa Giêsu là chu vi rất lớn của những người ở mọi tầng lớp theo Ngài, nhưng có rất ít môn đệ được gọi để đi theo Ngài. Những người bệnh được Ngài chữa lành hay đám đông sau phép lạ bánh và cá, Chúa Giêsu gởi họ về nhà và cuối cùng họ đến với ơn gọi giáo dân của họ.


 
* Bìa sách: Các tín hữu không giữ đạo đủ… Đâu là chỗ của họ trong Giáo hội? (Ces fidèles qui ne pratiquent pas assez… Quelle place dans l’Église?, 2017)

Tác giả bài viết: Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây