Giáo xứ Vinh Hương

“Tôi chỉ trích và phán xét rất nhiều… làm sao tôi thoát ra?

Chủ nhật - 16/08/2020 21:16


Chuyên mục của nhà tâm lý và phân tâm Jacques Arènes trả lời độc giả trên tuần báo La Vie.

“Năm ngoái, tôi trải qua các tình huống khó khăn, một đồng nghiệp không khoan nhượng, một thực tập viên trẻ lấn át các bạn chỉ trích tôi… cụ thể là tôi bị nói xấu rất nhiều. Người ta thấy tôi chỉ trích và xét đoán quá nhiều, điều này hoàn toàn vô thức và tôi không nhận ra nó.

Tôi vừa đọc một bài báo giải thích, những người không được đánh giá cao thường có xu hướng đánh giá thấp người khác, đây có lẽ là điều đã xảy ra cho tôi…

Nhưng làm sao thoát ra khỏi tình trạng này? Đó là hình thức trả thù không phù hợp với tôi, tôi không thể tha thứ cho mình chuyện này. Và bây giờ tôi sợ tất cả các phản ứng của tôi, liệu chúng có được đón nhận không? Đồng thời, tôi không thể lúc nào cũng  im lặng, nhưng nếu khi tôi diễn tả mà làm đau người khác thì đó là một chuyện rất nặng.”

Câu trả lời của nhà phân tâm học Jacques Arènes

“Tôi đã không nhận ra nó.” Thật ngạc nhiên, thế nào mà khi nào chúng ta cũng không thấy việc mình làm cho người khác, cả chuyện tốt cũng như chuyện xấu. Bạn nói với tôi về điểm mù này trong hành động của bạn, mà không phải lúc nào bạn cũng nhận thức được sức mạnh và tầm mức của nó. Chắc chắn bạn có thể nhận ra khi đưa ra một khẳng định như vậy về một người, nhưng đây là lúc bạn đang nói chuyện, và nó phải tương ứng, tại thời điểm được thốt ra bạn cảm nhận đó là điều cần thiết, thậm chí là sự thật. Câu hỏi bạn đặt ra rất đơn giản, nhưng là một câu hỏi không dò tìm được. Làm thế nào nói được những gì phải nói, và đôi khi nếu được, nói nhưng không “phán xét”.

“Phán xét” là đi xa hơn sự thật, theo như chúng ta có thể nắm được “sự thật” của các mối quan hệ.

Ví dụ, khi chúng ta có trách nhiệm trong công việc, đôi khi cần phải có phản hồi cho mọi người, như với nữ thực tập sinh này, về những gì chúng ta hiểu hành động của họ và đóng góp của họ cho tập thể. Đương nhiên không thể hoàn toàn “khách quan”. Và thực sự có cần thiết không? Thực chất, chính nhờ tính nhạy cảm mà chúng ta hiểu được hành động của người khác và sự tương tác của họ với chúng ta. Sự nhạy cảm này hệ tại không phải là xấu. Nó giúp chúng ta nhận thức, “cảm nhận” đúng người và đúng sự việc. Vì thế một số triết gia như bà Martha Nussbaum nghĩ, cảm xúc của chúng ta là một phần các công cụ để chúng ta đi tìm điều tốt, và để xác định hành động đạo đức của chúng ta. Chúng ta chỉ cần thận trọng sử dụng các “công cụ” này và sàng lọc độ nhạy của chúng ta để không đi quá độ, cố gắng biến đổi quan điểm, như thế có thể hỏi ý kiến người khác để có ý tưởng đúng hơn. Đây là điểm đầu tiên của tôi: chấp nhận sự biến đổi này với trọng tâm trọng lực của nó, tiếp thu các ý kiến khác, tiếp cận các nhạy cảm khác chứ không phải loại bỏ, nhưng tinh tế điều chỉnh lại khả năng nhạy cảm của chúng ta. Điều thật và đúng khi đó sẽ được hình thành, khi chúng ta có thể thay đổi góc nhìn. Đó là chiến lược tốt nhất khi chúng ta có thì giờ suy nghĩ về hành động của mình và điều chỉnh nó.

Tiếc thay thường thường chúng ta không có thì giờ. Đang lúc nói chuyện, các lời phán xét được đưa ra, các lời xác quyết bị gằn mạnh. Chúng ta chỉ ý thức sau khi đã nói. Và thiệt hại đã được làm xong.  Vậy chúng ta sẽ làm gì sau các tác hại đã làm? Bạn nên dùng từ “tha thứ” cho mình trước. Đó là vấn đề. Không phải lúc nào cũng tha thứ, nhưng biết những gì mình phải làm với lỗi lầm hay tổn thương đã gây ra. Đó là tha thứ cho chính mình, tha thứ cho người khác, hoặc đơn giản là đặt mọi sự đúng chỗ của nó, giữa giòng sông mênh mông của tất cả những gì chúng ta làm cho nhau, các tổn thương gây ra hoặc phải bị nhận các tổn thương này.

Giữa làn sóng đau khổ và nhạy cảm này, dù chúng ta muốn hay không muốn – hay trong khả thể – tha thứ hay tha thứ cho chính mình, chúng ta phải học một hình thức thông minh để hành động, một kỹ năng tinh ranh mà người hy lạp gọi là mètis, giúp chúng ta có một độ lùi với sức mạnh của hành động. Chúng ta hãy khôn ngoan với sức mạnh của cảm xúc của mình, hãy đi một bước bên cạnh nó; phát hiện vết bong khi nó đưa chúng ta đi quá xa, thúc đẩy chúng ta phán xét mà không phân định. Tình cảm thường hướng dẫn chúng ta, cả trên con đường tốt cũng như trên con đường xấu, nhưng nó phải được biến đổi bởi trí thông minh uyển chuyển này, sự tinh tế tinh ranh này giúp chúng ta mềm dẽo hơn, sâu sắc hơn, sống động hơn so với sức mạnh của các chuyển động nội tâm của chúng ta.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây