Giáo xứ Vinh Hương

Cứ 5 phút trôi qua ở Trung Đông sẽ có một Kitô hữu bị giết chết

Chủ nhật - 14/12/2014 17:50
Chú ý: Bài viết này chưa được xuất bản, chỉ có những người có quyền thao tác mới có thể xem được nội dung.

Cha Gabriel Nadaf là một linh mục thuộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp. Cha đã sống ở Nazareth và phải đối mặt với tình trạng của các Kitô hữu tại Trung Đông đang bị đe dọa giết chết cách công khai.

(Một trẻ tị nạn tranh thủ nghỉ ngơi sau khi chạy trốn khỏi vùng chiếm đóng của ISIS. Tại Ankawa miền bắc Erbil, Iraq. Ảnh: ankawa.com)

Hiện tại, Cha Nadaf được chính quyền Israel bảo vệ an ninh cách tối đa 24/24 giờ, một mức độ bảo vệ cao nhất. Tuy nhiên, trong chuyến đến Tây Ban Nha, mới đây, ngài đã nói với CNA rằng ngài không hề sợ và đã đến đây “để đại diện cho các tiếng nói của những Kitô hữu ở Trung Đông được cộng đồng thế giới lắng nghe.” 

“Những gì đang xảy ra ở Trung Đông giống như một cuộc diệt chủng, và nó đang xảy ra ngày hôm nay, trong lúc này”. Cha Nadaf nói: “Cứ năm phút trôi qua ở Trung Đông sẽ có một Kitô hữu bị giết chết, và các nhà lãnh đạo Hồi giáo biết điều đó.”
 
“Tôi đã hét to lên cho mọi người biết điều này trong thời gian qua, nhưng thế giới vẫn im lặng”. Cha nhấn mạnh thêm rằng nơi đây “các Kitô hữu đang dần mất đi, nơi mà đức tin của họ đã được sinh ra.”
 
Cuộc bách hại các Kitô hữu cách khủng khiếp làm cho Đức Thánh Cha quan tâm đặc biệt trong những tháng gần đây. Cuốn sách “Chiến tranh toàn cầu về các Kitô hữu”, do John Allen, một nhà phân tích thực trạng đã cho xuất bản năm 2013 nói rằng, các Kitô hữu đã bị giết chết từng giờ, từng ngày, trong thập kỷ qua. Cuốn sách cũng lưu ý đến hoàn cảnh của các Kitô hữu tại Trung Đông bị sát hại tăng lên với sự leo thang của ISIS.
 
Dầu vậy, hiện nay còn có rất nhiều người không đủ nhận thức – hay trong hành động – thấy được tình cảnh của các Kitô hữu bị bách hại, đặc biệt là ở Trung Đông.
 
Phản ứng trước tình hình này, cha Nadaf đề xuất rằng các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo nên ký một tuyên bố chung rõ ràng để đối đầu với sự diệt chủng.
 
“Những gì thế giới đang trợ giúp là không đủ. Cần một điều gì đó được thực hiện mạnh hơn để cứu những ki-tô Trung Đông, kể cả việc gửi quân sự đến để bảo vệ các Kitô hữu ở đó.”
 
Vị linh mục nói rằng chỉ có ở Israel là một trong các quốc gia Trung Đông mà các Kitô hữu có thể sống một cách an toàn, mặc dù là một thiểu số trong dân tộc thiểu số.
 
“Tại Israel, các Kitô hữu không bị giết, nhà thờ không bị đốt, tín hữu nữ không bị cưỡng hiếp.” Kitô hữu cần phải ở lại Israel nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Trung Đông. “Mặc dù các Kitô hữu tại Israel chỉ là thiểu số, chúng ta hãy vui mừng vì đời sống chứng nhân của họ”. “Nhưng điều quan trọng nhất là ở đây chúng ta có một nền dân chủ và tự do tôn giáo. Khi tiếng nói được gióng lên chống lại nhà nước Israel, thì cho thấy có một nền dân chủ lành mạnh thực sự ở đây. Trong khi đó các nước Hồi giáo xung quanh thì ngược lại.” Mặc dù Israel là một quốc gia có địa lý nhỏ bé, dân tộc lại rất đa dạng. Khoảng 6.000.000 người Do Thái, 1,3 triệu người Hồi giáo và 160.000 Kitô hữu.
 
Mới đây, Israel đã quyết định công nhận Kitô hữu Israel là những công dân của đất nước chứ không bị phân biệt đối xử như ở Ả Rập hay Palestine. Cha Nadaf cho biết điều này “cho phép các Kitô hữu được quyền trở về với cội nguồn của họ hay quốc tịch của họ. Tôi là một trong số họ.”
 
“Nhà nước của Israel trao quyền cho tất cả các công dân của mình. Chúng ta đã đánh mất tình người với nhau vì chúng ta chưa sống hiệp nhất”.
 
Cha Nadaf cũng chia sẻ về đức tin của mình và hành trình tới chức linh mục. Sinh ra ở Nazareth, lớn lên học tại trường Dòng Công Giáo Salêdiêng.
 
“Tôi có một mối liên hệ thiết thân với các tu sĩ dòng Salêdiêng vì họ đã dạy tôi những giá trị ki-tô giáo ngay từ thời thơ ấu. Nhờ vậy, tôi khám phá ra ơn gọi phục vụ Giáo hội và trở thành một linh mục. Mặc dù bố mẹ tôi đã chống lại ước muốn trở thành một linh mục của tôi.”
 
Cha Nadaf được thụ phong linh mục vào năm 1995 tại nhà thờ Chính thống Hy Lạp. “Tại thời điểm đó không có linh mục trẻ, tôi là người đầu tiên và tôi vừa mới 22 tuổi. Tôi đem vào thực hành với tinh thần của những gì tôi học được ở trường Dòng Salêdiêng.”
 
(Hoàng Minh, VRNs 13.12.2014)
 
 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây