06:33 ICT Thứ năm, 04/03/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Chúc Mừng
    • » Thông báo
    • » Phân ưu
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 66

•Máy chủ tìm kiếm : 3

•Khách viếng thăm : 63


Hôm nayHôm nay : 4811

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 60471

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22596910

•Kết nối













 

•Kính Mẹ mùa hoa 2020

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

•Hoạt cảnh Giáng Sinh 2020

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Nhân bản

Cách chúng ta phản ứng lại khi bị chỉ trích và phản đối

Chủ nhật - 11/11/2018 19:02
Những lời hùng hồn đanh thép không thực sự mở ra đối thoại chân thành, và lại luôn luôn đối lập với lòng nhân, tử tế và tôn trọng.

Có bao giờ chúng ta để ý đến cách mình bộc phát phản ứng trước một đe dọa? Đối diện với mối đe dọa, các bản năng căn bản của chúng ta có khuynh hướng áp đảo, ngay lập tức chúng ta bị cứng đờ, chúng ta bắt đầu đóng tất cả các cánh cửa của sự nồng hậu, nhẹ nhàng, cảm thông có trong người.

Đó là phản ứng tự nhiên, bắt rễ sâu từ trong bản tính của chúng ta. Các nhà sinh học cho chúng ta biết, bất kỳ lúc nào có một việc hay một người đe dọa đến chúng ta, thì theo bản năng, chứng hoang tưởng trong chúng ta trỗi dậy và gây tác động, thúc đẩy chúng ta đến một nơi nguyên khởi bên trong cơ thể mình, cụ thể là, phần “con” trong chúng ta, cái tàn dư sót lại trong sự tiến hóa từ hàng triệu năm trước. Và phần “con” đó là máu lạnh. Và đó cũng là tình trạng khi chúng ta bị đe dọa.

Tôi tin rằng, điều này giúp giải thích nhiều về chứng hoang tưởng và bạo lực trong thế giới ngày nay, cũng như cho những lời cay đắng, hầu như, đang chặn đứng tất cả mọi khả thể đối thoại hữu lý thích đáng cho các căng thẳng của chúng ta hằng ngày trong phạm vi chính trị, kinh tế và giáo hội.

Chúng ta sống trong một thế giới phân cực thật cay đắng. Tất cả chúng ta đều nhìn nhận điều này, và tất cả chúng ta đều thấy rất nhiều hành vi máu lạnh trong giới chính trị, trong chính quyền, trong giới kinh tế, và đáng buồn thay, cũng có cả trong giáo hội chúng ta nữa. Những gì chúng ta thấy trong hầu hết mọi trao đổi hằng ngày, nơi sự bất đồng đóng băng, những lời hùng hồn đanh thép không thực sự mở ra đối thoại chân thành, và lại luôn luôn đối lập với lòng nhân, tử tế, và tôn trọng. Thay vào đó, chúng ta lại thấy chứng hoang tưởng, quỷ hóa những ai bất đồng với mình, nhạo báng các giá trị và thành tâm của đối thủ, kèm theo là một sự tự vệ mù quáng.

Hơn nữa, sự cay đắng và thiếu tôn trọng này, đối nghịch một trời một vực với tất cả những gì trong Tin Mừng và cả những gì cao cả trong chúng ta, nó không ngừng “thần hóa”, nghĩa là kiểu lập luận như thể đó là lệnh truyền của Thiên Chúa, vì chúng ta tin rằng những gì mình làm là vì Thiên Chúa, vì chân lý, vì quê hương, vì người nghèo, vì mẹ thiên nhiên, vì nghệ thuật, vì một sự có giá trị siêu việt. Chúng ta tin như thế là lời biện minh cho việc chúng ta đánh đồng Chúa Giêsu với chuyện tử tế thông thường. Nếu bạn nghi ngờ việc này, bạn chỉ cần mở máy truyền thanh hay truyền hình, bất kỳ kênh nào bình luận về chính trị hay tôn giáo, hoặc bạn nghe các tranh luận tôn giáo và chính trị thời nay. Theo John Shea, chúng ta thành thạo trong việc biện minh hơn là tự thẩm, nhưng rồi, chúng ta có thể thần hóa sự thiếu tôn trọng và thiếu lòng nhân căn bản của mình.

Nhưng khi làm thế, chúng ta xa rời Tin Mừng, xa rời Chúa Giêsu, và xa rời những gì tốt đẹp nhất trong chúng ta. Chúng ta đã được hoạch định để trở nên cao quý hơn cái phần “con” của mình, hơn những bản năng kế thừa từ tổ tiên thượng cổ, những thú săn mồi. Chúng ta được kêu gọi đến với một điều lớn lao hơn, được kêu gọi để đáp trả mối de dọa, bằng những cách cao hơn lối phản ứng mù quáng của bản năng.

Phản ứng của thánh Phaolô với mối đe dọa có thể là gương mẫu cho phản ứng lý tưởng của chúng ta. Ngài đã viết rằng: “Bị nguyền rủa, chúng tôi chúc lành, bị bắt bớ, chúng tôi cam chịu, bị vu khống, chúng tôi đem lời an ủi.”  (1Cr 4, 12-13) Và cũng trong phần đầu thư này, thánh Phaolô còn có một lời khuyên khác về việc xử trí làm sao với những chống báng. Ngài khuyên rằng: Hãy sống đủ kiên nhẫn bên trong sự chống báng, không cần phải tự vệ, hãy để Thiên Chúa và lịch sử làm việc đó cho bạn: “Đối với tôi, dù có bị anh em hay toà đời xét xử, tôi cũng chẳng coi là gì. Mà tôi, tôi cũng chẳng tự xét xử lấy mình. Quả thật, tôi không thấy lương tâm áy náy điều gì, nhưng đâu phải vì thế mà tôi đã được kể là người công chính. Đấng xét xử tôi chính là Chúa. Vậy xin anh em đừng vội xét xử điều gì trước kỳ hạn, trước ngày Chúa đến.”

Phải thành thực thừa nhận rằng, thật khó để làm được thế này. Cái tôi bản năng của chúng ta không dễ bị khuất phục. Cũng như mọi người khác, tôi phải chật vật đấu tranh với nó. Mỗi khi tôi nghe hay đọc thấy ai đó bác bỏ những bài giảng và bài viết của tôi và xem đó là dị giáo, nguy hiểm, hay (thậm chí đau lòng hơn nữa là) một thứ nhảm nhí hời hợt, thì cái phần “con” trong tôi lại bừng bừng khuấy động, thực hiện cái phần việc nguyên thủy của nó, và các bản năng tự nhiên của tôi đau lòng thay lại chống lại con đường lớn mà thánh Phaolô đã khôn ngoan chỉ dạy. Bản năng tự nhiên không muốn cố gắng hiểu lập trường của người xem thường chúng ta, cũng không muốn chúc phúc và chịu đựng hay đáp trả một cách nhẹ nhàng. Nó muốn máu. Tôi ngờ rằng bản năng của tất cả mọi người đều như thế. Bản năng tự nhiên không dễ gì tuân theo Tin Mừng.

Nhưng, đó là thử thách, thực sự là một trong những phép thử căn tính của cương vị môn đệ Kitô hữu. Khi chúng ta hướng về cốt lõi của các lời dạy đạo đức của Chúa Giêsu, và tự hỏi, điều gì đã khiến Chúa Giêsu khác hẳn các thầy dạy đạo đức khác? Cụ thể là đòi buộc nào của Ngài là phép thử căn tính cho cương vị môn đệ đích thực?

Tôi cho rằng, tại nơi cốt lõi của các lời Chúa Giêsu dạy, có thách thức này: Tôi có thể yêu thương kẻ thù không? Tôi có thể chúc lành cho người nguyền rủa tôi không? Tôi có thể ước mong điều tốt cho người muốn điều xấu cho tôi không? Tôi có thể thực tâm tha thứ cho người đã đối xử bất công với tôi không? Và có lẽ, quan trọng nhất là, liệu tôi có thể kiên nhẫn khi rơi vào tình huống căng thẳng, đừng vội vàng tự vệ, nhưng hãy để lịch sử và Thiên Chúa làm việc đó, hay không?

Tác giả bài viết: Cha Ronald Rolheiser  -  J.B. Thái Hòa dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Phá thai là quyền của con người? (09/01/2019)
  • Cái giá đáng buồn của phẫn uất (29/12/2018)
  • Phá thai từ chủ trương vô thần (27/12/2018)
  • Cha mẹ ơi, xin cho con được sống! (20/12/2018)
  • Nói xấu, thói xấu khủng khiếp nhất trong các thói xấu (14/11/2018)

Những tin cũ hơn

  • Nóng giận theo nhãn quan tâm lý học (04/11/2018)
  • Bạn có tử tế dễ thương mỗi ngày không? (19/07/2018)
  • Đứng (13/06/2018)
  • Ở nơi làm việc hay ngoài xã hội, chúng ta có khờ dại khi sống khiêm nhường không? (10/06/2018)
  • Nhã nhặn (05/06/2018)
 

•Dấu ấn 10 năm gxvinhhuong.net

•Tin mới / Bài mới

  • Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar Gương can đảm của một nữ tu trong khủng hoảng Myanmar
  • Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC Tổng Thư ký LHQ ca ngợi vai trò lãnh đạo quan trọng của ĐTC
  • Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Ki-tô giáo Thách đố của cộng đoàn Ki-tô hữu thiểu số Iraq để duy trì sự hiện diện của Ki-tô giáo
  • Đức cha Yves Ramousse về với Chúa Đức cha Yves Ramousse về với Chúa
  • Năm Thánh Giuse đã mở Năm Thánh Giuse đã mở
  • Thông báo về Thánh lễ Khởi đầu Sứ vụ Mục tử của Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân Thông báo về Thánh lễ Khởi đầu Sứ vụ Mục tử của Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân
  • 5 phút cho Lời Chúa tháng 03.2021 5 phút cho Lời Chúa tháng 03.2021
  • Tại sao Chúa Giêsu phải chịu khổ hình thập giá? Tại sao Chúa Giêsu phải chịu khổ hình thập giá?
  • ĐTC gửi sứ điệp nhân dịp khai mạc Năm thánh Gabriele dell’Addolorata ĐTC gửi sứ điệp nhân dịp khai mạc Năm thánh Gabriele dell’Addolorata
  • Cầu nguyện xin phó thác chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC “trong tay Chúa” Cầu nguyện xin phó thác chuyến viếng thăm Iraq của ĐTC “trong tay Chúa”
  • Những di tích lịch sử quan trọng của Iraq để hiểu Ki-tô giáo Những di tích lịch sử quan trọng của Iraq để hiểu Ki-tô giáo
  • Xin Ơn Biến Đổi Trong Mùa Chay Thánh Xin Ơn Biến Đổi Trong Mùa Chay Thánh
  • Sách mới về chân phước Carlo Acutis: “Từ tin học đến thiên đàng” Sách mới về chân phước Carlo Acutis: “Từ tin học đến thiên đàng”
  • Các Giám mục Hoa Kỳ phản đối Đạo luật Bình đẳng Các Giám mục Hoa Kỳ phản đối Đạo luật Bình đẳng
  • Tại sao người ta đến Giêrusalem? Tại sao người ta đến Giêrusalem?
  • ĐTC Phanxicô chọn một chuyên gia về lão hóa làm bác sĩ riêng ĐTC Phanxicô chọn một chuyên gia về lão hóa làm bác sĩ riêng
  • Sebahattin Gök - kẻ lừa đảo bán đền thờ thánh An-tôn ở Istanbul - bị bắt Sebahattin Gök - kẻ lừa đảo bán đền thờ thánh An-tôn ở Istanbul - bị bắt
  • Vài nhận định về việc linh mục mặc áo truyền thống dâng lễ Vài nhận định về việc linh mục mặc áo truyền thống dâng lễ
  • Hội đồng giám mục Đức có nữ Tổng Thư ký đầu tiên Hội đồng giám mục Đức có nữ Tổng Thư ký đầu tiên
  • Đức Thánh Cha gửi điện thư chia buồn về vụ tấn công ở Congo Đức Thánh Cha gửi điện thư chia buồn về vụ tấn công ở Congo
  • Tòa Thánh kêu gọi vắc xin Covid-19 cho tất cả Tòa Thánh kêu gọi vắc xin Covid-19 cho tất cả
  • Tại sao Mùa Chay kéo dài 40 ngày? Tại sao Mùa Chay kéo dài 40 ngày?
  • Sống Mùa Chay với Chúa Giêsu Sống Mùa Chay với Chúa Giêsu
  • Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ Tuổi trẻ trong vòng vây của cơn cám dỗ
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com