Giáo xứ Vinh Hương

Giáo dục ở trường công giáo giúp cho trẻ em hướng nội

Thứ ba - 07/06/2016 21:42

Trường công giáo địa phận Saint-Denis ghi vào giáo án của mình môn tĩnh thức vào đời sống nội tâm. Từ mười mấy năm nay, các trường dưới sự bảo trợ của Dòng Tên đã đặt đặt chương trình giáo dục theo cảm nghiệm của các Bài tập Linh thao.


«Tôi thích câu nói của Thánh I-Nhã: ‘Không phải biết nhiều mới làm thỏa tâm hồn, nhưng chính cảm nhận và nếm được mọi sự trong lòng mới làm thỏa tâm hồn’.» Lời nói của vị thầy thiêng liêng Dòng Tên bộc lên một cách tự phát nơi bà Rachel Groussin, để làm chứng cho buổi thực tập hướng nội hàng ngày bà hướng dẫn cho các học sinh lớp CE2 của mình ở trường Françoise-Cabrini de Noisy-le-Grand (Seine-Saint-Denis).


Bà Rachel Groussin là một trong các giáo viên của năm trường mẫu giáo và tiểu học của trường công giáo ở Seine-Saint-Denis, các giáo viên được đào tạo để bắt đầu từ tháng 9-2016, các buổi thức tĩnh hướng nội sẽ bắt đầu dạy cho học sinh. Và dần dần, các trường trong địa phận sẽ theo chương trình này.


Xúc cảm tích cực và tiêu cực


Trong lớp, cô giáo sẽ hướng dẫn các bài tập để phối hợp thân thể (thư giãn, thở…) với tinh thần. Ví dụ, vào đầu ngày, cô có thể mời học sinh «nghĩ một cái gì rất mạnh sáng nay đến với các em, một cái gì lấp đầy tâm hồn các em». «Chúng ta nghĩ đến điều đó. Chúng ta thở… » Nếu các em muốn, các em có thể nói xúc cảm tích cực hoặc tiêu cực mà các em cảm nhận lúc đó. Có thể nói suy tư về một khúc nhạc, một tác phẩm nghệ thuật. Từng em nghe, từng em nhìn. Rồi đến giây phút thinh lặng. Em nào muốn chia sẻ có thể diễn tả cảm xúc lên.


Thức tĩnh vào đời sống nội tâm được ghi vào chương trình giáo dục của các trường công giáo địa phận Saint-Denis từ năm 2015. Chương trình này có được là do suy tư của các người đứng đầu các trường học theo hai hướng, ông Pierrick Chatellier, phó giám đốc các trường công giáo của địa phận giải thích: «Một mặt do nét đặc biệt của cư dân các trường, một cư dân trẻ nhất của thành phố, nơi có đến hơn 130 quốc tịch cùng sống chung. Sự không đồng tính chất này có thể là lý do của sự loại trừ và tình đoàn kết. Mặt khác do các vấn đề được đặt ra bởi bầu khí liên tục tiếp thị mà người trẻ cũng như người lớn luôn phải lớn lên trong đó, ở một xã hội thường xuyên sống trong tình trạng cấp bách.»


Linh mục Dòng Tên Xavier Nucci, người tháp tùng suy tư này đã đề nghị một giải pháp qua việc giáo dục hướng nội, một lối đi cha khai mở từ năm 2005 với Trung tâm Nghiên cứu mô phạm I-Nhã (CEP), và đã được áp dụng cho các cơ sở giáo dục dưới sự bảo trợ của Dòng Tên. «Các học sinh trẻ càng ngày càng khó tập trung, khó giữ thinh lặng, bởi vì chúng không có dịp tiếp cận với đời sống nội tâm của mình», cha quan sát, cha nhắc lại «mọi người đều có đời sống nội tâm – đừng lẫn lộn với đời sống thiêng liêng. Nhưng chúng ta phớt lờ nó, ngay cả đến tuổi người lớn.»


Ở Toulouse


Bà Danièle Granry, giám đốc cơ sở Dòng Tên Le Caousou của tỉnh Toulouse đã hợp tác với linh mục Nucci và các người đứng đầu các cơ sở khác để thực hiện chương trình này từ mười mấy năm nay và bà đã thấy thành quả của nó. «Trong trường có một tinh thần đặc biệt, một bầu khí thoải mái», bà Granry, người tiên phong trong lãnh vực huấn luyện nghệ thuật sống hài hòa này làm chứng. Đúng ra, thức tĩnh vào đời sống nội tâm không những bao gồm học sinh và thầy cô nhưng còn bao gồm tất cả nhân viên, mọi người đều học sống theo cách này. «Phương pháp mô phạm I-Nhã đòi hỏi mình phải thử nghiệm trên chính mình những gì mình đề nghị học sinh sống theo như vậy», bà giải thích.


Trên thực tế, mọi người được hướng dẫn phải rời bỏ vị trí của mình, là giáo viên, học sinh hay nhân viên. «Khi, trong một nhóm, một người diễn tả cảm nhận của mình hoặc vui, hoặc buồn, thì khi đó quan hệ sẽ thay đổi», bà giám đốc Caousou nói tiếp. Như thế cô thư ký của trường học, khi ở trong bầu khí chung này, cô hiểu, «công việc mà mình xem chỉ là kiếm sống» lại trở nên nơi sống của mình.


Từ vài năm nay, bà Danièle Granry đi khắp nước Pháp để mở các khóa đào tạo đời sống hướng nội. Sau các trường học dưới sự bảo trợ của Dòng Tên, bà cũng đã hoạt động cho dự án của địa phận Saint-Denis, địa phận Angers và địa phận Villeurbanne.

Nếu giáo dục này tốt với trường mẫu giáo và tiểu học, bà sẽ làm việc với các trường trung học. Vấn đề đời sống nội tâm là vấn đề thời sự, các sách vở và các khóa suy niệm về đề tài này là bằng chứng. Nhưng, bà Danièle Granry cho biết, «cách làm của chúng tôi hướng nhiều về quan hệ và hợp tác qua việc nói lên bằng lời». Một nền tảng có thể được dùng sau đó để phát triển đời sống thiêng liêng.


«Một công việc có thể có âm vang với đức tin»


Ông Jérôme Brunet, giám đốc giáo dục công giáo của địa phận Loir-et-Cher, được đề cử cho mùa tựu trường năm 2016, phó tổng thư ký của giáo dục công giáo ở Paris cho biết, «hàng trăm giáo viên và nhân viên trong các cơ sở của chúng tôi đã thực hiện dự án “giáo dục quan hệ” được thành hình năm 2009, dựa trên các nguyên tắc truyền thông không bạo lực. Chúng tôi hướng dẫn để các em nhận diện và nói lên cảm xúc của mình, phân biệt sự kiện với phán xét, có ý thức về đời sống nội tâm của mình. Khởi đi từ sự khám phá này, các em có thể chất vấn về các quan hệ của mình: tôi có thể hiểu người khác hơn nếu tôi hiểu chính tôi. Đối với các tín hữu, công việc này có thể có âm vang với đức tin của họ.»

 

Tác giả bài viết: la-croix.com, Christophe Chaland, 2016-06-06 - Marta An Nguyễn chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây