15:05 ICT Thứ ba, 20/04/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Thông báo
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
    • » Chia sẻ
    • » Sống đạo
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

•Máy chủ tìm kiếm : 3

•Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 11428

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 282282

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23274866

•Kết nối













 

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Nhân bản

Làm thế nào để thoát ra khỏi nỗi hổ nhục

Thứ năm - 07/01/2021 07:46
Nỗi hổ nhục có thể cô lập chúng ta và thúc bách chúng ta thu mình lại, nhưng ta vẫn có khả năng thoát ra khỏi nó.

Có lẽ chúng ta đã từng trải qua nhiều tình huống khiến bản thân cảm thấy nhục nhã. Đó là một cảm xúc rất khó chịu, làm ta đỏ mặt, mắt nhìn xuống và chỉ muốn mặt đất nuốt chửng mình đi cho rồi.
 
Sau khi không vâng lời và ăn ‘trái cây biết Thiện Ác’, Ađam và Evà cũng đã xấu hổ nhục nhã khi thấy mình trần truồng. Nhưng cảm giác này xuất hiện khi nào và tại sao? Và làm thế nào để thoát ra khỏi nó?
 
Nỗi hổ nhục chạm vào căn tính của chúng ta
 
Trong cuốn sách Mourir de dire: La honte (Đau chết đi được khi nói đến nỗi hổ nhục), ông Boris Cyrulnik  - là bác sĩ tâm thần kinh và chuyên gia về hành vi con người - đã gọi nỗi hổ nhục là “chất độc của tâm hồn”. Ông cũng nói: “Làm thế nào để chúng ta không nhốt mình trong đó như trốn trong tủ tối? Làm thế nào để chúng ta có thể trưởng thành trong vô số các phản ứng theo cảm xúc mà nó tạo ra trong chúng ta? Và làm thế nào để có thể lấy lại được sự tự do và tự hào mà không rơi vào một thái cực khác của sự vô liêm sỉ (không biết xấu hổ), nghĩa là thờ ơ với người khác và có thể dẫn đến điều tồi tệ nhất?
 
Các nhà tâm lý học đã nói với chúng ta rằng, ta cảm thấy hổ nhục khi ta để cho người khác nhận ra rằng ta đã không đạt được các tiêu chuẩn: ‘phù hợp, tự lực tự cường, tính dục và năng lực cạnh tranh’ (một cách tốt đẹp hoặc thậm chí là tốt nhất, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên môn) mà tập thể của mình mong muốn.
 
Nỗi hổ nhục ảnh hưởng đến căn tính của ta, đến cách ta đối mặt với bản thân, đối mặt với người khác, và hủy hoại căn tính của ta. Tôi thấy nhục nhã vì đã quá ích kỷ trong tình huống như vậy. Tôi tưởng mình đã hào phóng hơn. Tôi xấu hổ khi biết người khác nhận định về hành vi của tôi.
 
Cyrulnik giải thích: “Cảm giác này luôn nảy sinh cách thầm kín ở sâu bên trong tôi, nơi tôi diễn đạt những gì tôi không thể nói ra bên ngoài, bởi vì tôi rất sợ những gì người khác nghĩ về tôi.”
 
Sự thú nhận - con đường để sửa chữa
 
Nỗi hổ nhục cũng có thể nảy sinh do bị người khác lăng nhục, chẳng hạn như mất thể diện do người khác cố tình trêu tức. Nỗi hổ nhục không được kềm chế có thể dẫn đến bùng nổ bạo lực do lòng tự trọng bị tổn thương, cần được khôi phục. Việc thừa nhận bản thân “có lỗi” và bày tỏ sự xấu hổ về một hành vi nào đó có thể loại chúng ta ra khỏi tập thể, nhưng cũng có thể có tác động tích cực. Như câu tục ngữ, "Nhận tội, là đã được tha tội một nửa rồi." Để nhận tội, bạn phải cảm thấy xấu hổ vì đã phạm tội và ý thức về nó.
 
Cảm thấy hổ nhục vốn dĩ đã là tự lên án hành vi của mình. Thú nhận là mình xấu hổ sẽ đưa đến việc sửa chữa nó. Chúng ta có thể thấy trong đoạn Tin Mừng kể về người phụ nữ ngoại tình, Chúa Giêsu cảm nhận được nỗi hổ nhục của người phụ nữ ấy và Ngài xót thương cô. Chẳng phải Ngài đã nâng cao phẩm giá đã mất của người phụ nữ này qua câu nói: "Hãy đi và đừng phạm tội nữa" hay sao?
 
Edifa (Aleteia)
Nguyệt Nguyễn chuyển ngữ

Nguồn tin: www.conggiao.info

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Ghen tỵ… cơn khát vô tận của nhân loại? (24/03/2021)
  • Lời thì thầm của trái tim con (09/03/2021)

Những tin cũ hơn

  • Vậy mà cứ tưởng... (04/01/2021)
  • Chút lặng đời tôi (01/01/2021)
  • Vai diễn cuộc đời (17/12/2020)
  • Trưởng thành nhân cách (15/12/2020)
  • Chết (25/11/2020)
 

•Dấu ấn 10 năm gxvinhhuong.net

•Tin mới / Bài mới

  • Giáo hội tại Hàn Quốc hỗ trợ vắc-xin ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển Giáo hội tại Hàn Quốc hỗ trợ vắc-xin ngừa Covid-19 cho các nước đang phát triển
  • UNESCO vinh danh Copernic, Mendel và thánh Tê-rê-sa Hài đồng UNESCO vinh danh Copernic, Mendel và thánh Tê-rê-sa Hài đồng
  • Bình an trong tay Chúa Bình an trong tay Chúa
  • ĐTC Phanxicô: Nhìn, Chạm và Ăn - 3 đặc tính của con người ĐTC Phanxicô: Nhìn, Chạm và Ăn - 3 đặc tính của con người
  • Lớp giáo lý hôn nhân -  Hình ảnh thánh lễ tạ ơn cuối khoá Lớp giáo lý hôn nhân - Hình ảnh thánh lễ tạ ơn cuối khoá
  • Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tròn 94 tuổi Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức XVI tròn 94 tuổi
  • Đừng sợ Đừng sợ
  • Nối lại buổi lần chuỗi giữa trưa tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô Nối lại buổi lần chuỗi giữa trưa tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô
  • Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2021 của Hội đồng Giám mục Việt Nam Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2021 của Hội đồng Giám mục Việt Nam
  • Người ngoài trái đất? Người ngoài trái đất?
  • ĐTC kêu gọi các giám mục Brazil trở thành khí cụ hòa giải và hiệp nhất ĐTC kêu gọi các giám mục Brazil trở thành khí cụ hòa giải và hiệp nhất
  • Giáo hội Hàn Quốc phát động chiến dịch chia sẻ vắc-xin cho các nước nghèo Giáo hội Hàn Quốc phát động chiến dịch chia sẻ vắc-xin cho các nước nghèo
  • Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô nhân dịp khai mạc Năm “Gia đình Amoris laetitia” Sứ điệp của Đức thánh cha Phanxicô nhân dịp khai mạc Năm “Gia đình Amoris laetitia”
  • Hội Nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 15/4 Hội Nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 15/4
  • Hội nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 14/4 Hội nghị Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 14/4
  • Nối lại các buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng  tại Quảng trường Thánh Phêrô Nối lại các buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng tại Quảng trường Thánh Phêrô
  • ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân ĐTC Phanxicô: Nếu thiếu cầu nguyện Giáo hội không thể truyền giáo và phục vụ tha nhân
  • Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc Tòa Thánh tổ chức buổi gặp gỡ về “Tình huynh đệ” tại Liên Hiệp Quốc
  • Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch Một giáo phận Philippines mở trạm y tế tại tất cả giáo xứ trong thời gian đại dịch
  • Hội nghị HĐGM VN ngày 13/4 Hội nghị HĐGM VN ngày 13/4
  • Hội đồng Giám mục khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021 Hội đồng Giám mục khai mạc Hội nghị thường niên lần I/2021
  • Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy của Úc vừa qua đời ở tuổi 96 Đức Hồng Y Edward Idris Cassidy của Úc vừa qua đời ở tuổi 96
  • Đức Biển Đức XVI lo lắng về tình hình Giáo hội tại Đức Đức Biển Đức XVI lo lắng về tình hình Giáo hội tại Đức
  • Thân xác con người Thân xác con người
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com