Giáo xứ Vinh Hương

Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp

Chủ nhật - 28/09/2014 19:30
- “Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói”

Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt

Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt là điều then chốt khi lắng nghe người khác.

Khi lắng nghe, bạn cần lắng nghe cẩn thận bằng đôi tai, bằng ánh mắt tập trung, và bằng sự đồng cảm đến từ trái tim của bạn. Và đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu trong tất cả các kỹ năng.

Quá trình lắng nghe là hoàn toàn vô hình. Người khác không thể nhìn thấy sự rung động của âm thanh đi vào tai của ta để khẳng định ta nghe thấy thông điệp họ nói. Vì vậy, họ luôn tìm kiếm những biểu hiện bên ngoài ở người nghe để chắc chắn rằng ta thực sự lắng nghe họ.

Nên nhớ rằng: Ấn tượng của một người nghe chuyện lơ đãng để lại trong lòng người khác là cực kỳ xấu. Nếu ta thể hiện sự mất tập trung, người nói sẽ e ngại rằng chúng ta cảm thấy nhàm chán hoặc không tôn trọng họ,

Người ấy sẽ:

• Im bặt

• Nghĩ rằng chúng ta là đồ kiêu căng và thô lỗ bởi vì đã cư xử không lịch sự.

Chính vì vậy mà khi lắng nghe, bạn nên lưu ý:

 + Đừng ngó nghiêng xem những người xung quanh làm gì mà hãy tập trung vào cuộc nói chuyện đang diễn ra.

 + Hãy thêm vào đó những cái gật đầu để khẳng định bạn đang lắng nghe. Giúp người nói yên tâm rằng bạn đang theo sát cuộc trò chuyện.
 

Đừng bao giờ hủy hoại một mối quan hệ chỉ vì bạn thất bại với việc lắng nghe. Nhiệm vụ của người nghe là lắng nghe khi người khác nói. Bạn không được quyền lựa chọn – đây là phép lịch sự tối thiểu bắt buộc khi trò chuyện.

Nếu như bạn cảm thấy cuộc trò chuyện quá tẻ nhạt, hãy rút lui một cách lịch sự thay vì làm cho người nói ngượng ngùng vì những cử chỉ chán nản của bạn.

Đôi khi để được lắng nghe, bạn phải học cách chia sẻ trước

Làm sao khuyến khích và gợi mở người khác nói chuyện với bạn. Bạn hãy học cách chia sẻ. Hãy nói về chủ đề mà họ quan tâm.

Hầu hết những người lớn tuổi đều quan tâm tới hai vấn đề là sức khỏe và con cái. Bạn hãy nói về chúng. Còn giới trẻ thì có rất nhiều điều để nói: âm nhạc, phim ảnh, sách báo, thể thao…, tất cả đều có thể trở thành đề tài của cuộc trò chuyện được. Hãy tìm một sở thích, một điểm chung nào đấy giữa bạn và người đối diện để nói chuyện. Bắt đầu có được một điểm chung thì cuộc giao tiếp sẽ trở hào hứng và thú vị hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ mọi điều với bạn. Việc chia sẻ nhiều hơn về bản thân mình sẽ là hơi khó khăn đối với một số người, đặc biệt là những người hướng nội. Nguyên nhân mà những người hướng nội dè dặt không muốn nói nhiều về bản thân mình là vì họ lo sợ một trong hai điều sau đây:

1. Thứ nhất, họ cho rằng cuộc sống của mình quá bình thường nên chắc là cũng không có gì đáng cho người khác quan tâm.

2. Thứ hai, họ không muốn đặt mình ở vị trí trung tâm hay tỏ ra kiêu căng, tự phụ, ích kỷ bởi vì thể hiện mình quá nhiều.

Vì vậy mà để kích thích người khác nói về họ, trước hết bạn hãy chia sẻ về bạn.

Nếu bạn là người ít nói, bạn hãy tập cách chia sẻ nhiều hơn. Hãy mạnh dạn chia sẻ về cuộc sống, con người, công việc của bạn! 

Nếu như bình thường câu trả lời của bạn chỉ vỏn vẹn ngắn gọn trong vòng 1 câu. Hãy tập chia sẻ nhiều hơn trong 2 đến 3 câu. Nguyên tắc của trò chuyện hiệu quả là cho đi và nhận lại. Nếu như bạn chỉ đưa ra những câu hỏi, người trò chuyện cùng bạn sẽ cảm thấy không bình đẳng và họ cũng mất đi cơ hội để hiểu hơn về bạn. Nguyên tắc của trò chuyện hiệu quả là cho đi và nhận lại. Nếu như bạn chỉ đưa ra những câu hỏi, người trò chuyện cùng bạn sẽ cảm thấy không bình đẳng và họ cũng mất đi cơ hội để hiểu hơn về bạn.

Tôi tin rằng tất cả chúng ta, dù là những người tưởng như bình thường nhất cũng ẩn chứa những điều gì đó rất thú vị, mới lạ và phi thường. Chỉ cần bạn chịu khó chia sẻ nhiều hơn, mọi người sẽ hiểu hơn về bạn, từ đó mọi người cũng sẽ tin tưởng và quý mến bạn hơn.

 “Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói”. Lắng nghe khiến người khác được chia sẻ, được cảm thông, được cổ vũ và tôn trọng. Và điều đó giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là sức mạnh của sự lắng nghe.

DeltaViet Education

Nguồn tin: www.thuvien.kyna.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây