Giáo xứ Vinh Hương

Một linh mục chia sẻ kinh nghiệm của mình khi lắng nghe tội của người khác

Thứ tư - 06/07/2016 19:34
- Phỏng vấn Đức ông C-harles Pope về bí tích hòa giải.

Bí tích hòa giải đã làm chảy không biết bao nhiêu mực. Nhưng nghĩa là gì khi một linh mục nghe tội của người khác, từ tuần này qua tuần khác, từ tháng này qua tháng khác? Nó là một gánh nặng phải không? Đời sống tâm linh của linh mục có thay đổi không?

Đức ông C-harles Pope là linh mục của giáo xứ thánh-Cyprien, thánh Consolateur, ở Washington. Thụ phong linh mục năm 1989, cha thi hành sứ vụ của mình ở Tổng Giáo Phận Washington.

Aleteia: Kính Đức ông, nơi gì mà cách lắng nghe xưng tội của cha đã tiến triển kể từ những năm đầu tiên làm linh mục của cha?

Đức ông C-harles Pope: Có một điều cần nhớ là tôi đã học để khuyến khích mọi người đi xa hơn trong các lời xưng tội của họ. Thông thường, họ chỉ nói những gì họ đã làm hay không làm. Đó là tốt, nhưng thật sự phải đặt câu hỏi là lý do tại sao? Nhiều người bất mãn vì khi nào họ cũng xưng cùng một tội… nhưng thiết yếu là phải đào sâu nội tâm mình.

Cha đã học được gì từ bản chất con người bằng cách lắng nghe tội lỗi của giáo dân ngày này qua ngày khác?

Phải kiên nhẫn với thân phận con người. Tôi nhận thấy các cuộc chiến đấu của giáo dân và sức mạnh của họ liên kết chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, một người hòa đồng với tất cả mọi người nhưng không chiến đấu để bảo vệ các ý tưởng của mình, hoặc người khác rất đam mê nhưng chiến đấu với đức khiết tịnh của mình.

Đâu là hệ quả về xúc cảm và về tâm lý cha cảm thấy sau khi nghe xưng tội trong nhiều năm?

Khi một người đến xưng tội, trước tiên tôi cảm thấy nhẹ nhõm. Họ đã nghe Tin Mừng, Tin Mừng làm cho họ có lòng ăn năn sám hối, nhưng cũng làm cho họ có hy vọng và có ân sủng. Tôi rất vui vì họ đi xưng tội và tôi muốn tỏ ra tử tế và lắng nghe họ.

Chúng tôi, những linh mục, chúng tôi phải đối diện với việc lắng nghe thường xuyên, nên chúng tôi có khuynh hướng làm như cái máy. Nhưng vai trò của chúng tôi là cố gắng đến với đương sự «trong lúc này». Có thể đó là người thứ ba mươi đi xưng tội hôm nay, nhưng giây phút đó là giây phút duy nhất đối với người đang ở trước mặt mình.

Cha chuẩn bị cho mình về mặt thiêng liêng như thế nào để nghe xưng tội? Và sau đó, cha có một cách nào giúp cha quên những gì cha đã nghe và bắt qua làm việc khác?

Tôi xưng tội mỗi tuần. Các linh mục nên xưng tội thường xuyên, nếu không chúng tôi sẽ không phải là các cha giải tội có hiệu năng. Tôi cũng đọc nhiều sách thiêng liêng.

Tôi biết ấn tín tòa giải tội là bất khả xâm phạm. Đã bao giờ cha muốn chia sẻ những gì cha nghe không?

Việc cấm không được tiết lộ ấn tín tòa giải tội, không có nghĩa là bạn không bao giờ có thể nói về nó. Bạn không thể tiết lộ chi tiết hoặc cung cấp thông tin có thể làm nhận diện người đi xưng tội.

Như tôi đã nói, chúng tôi, những linh mục, chúng tôi thường bị yêu cầu nhiều nên cũng khó để nhớ lại những gì người khác đã nói với mình. Sau vài năm, bạn không thể nào nhớ những gì đã nghe trong tòa giải tội. Trí nhớ kém, đó là một ân sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng tôi.

Nghe xưng tội có làm hại cho cách tiếp cận của cha với các bí tích và ngược lại không?

Tất nhiên. Ví dụ, nếu tôi sắp cắt đứt lời của ai thì tôi cố gắng nhớ rằng tôi không thích ai cắt đứt tôi trong khi xưng tội. Có một cái gì đó rất mạnh trong lắng nghe; nó cho phép người kia trút gánh nặng của mình. Là cha giải tội, những gì tôi nói chỉ là thứ yếu.

Các đức tính của một cha giải tội đạo đức là gì?

Mục đích của xưng tội không phải là ban phát những lời khuyên khôn ngoan. Điều quan trọng là lắng nghe và có lòng trắc ẩn.

(Anrê Trần Lam Hồng chuyển dịch, phanxico.vn 29.06.2016/
aleteia.org, Zoe Romanovsky, 2016-03-23)

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây