07:24 ICT Chủ nhật, 24/01/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Chúc Mừng
    • » Thông báo
    • » Phân ưu
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 26

•Máy chủ tìm kiếm : 8

•Khách viếng thăm : 18


Hôm nayHôm nay : 3466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 299592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22087852

•Kết nối













 

•Kính Mẹ mùa hoa 2020

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

•Hoạt cảnh Giáng Sinh 2020

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Sống đạo

Đức tin và giờ hấp hối

Thứ năm - 07/11/2019 04:31
- “Lạy Chúa, Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con” đến từ một nỗi thống khổ thực sự, chứ không phải để tạo hiệu ứng thần linh gì đó như đôi khi chúng ta mặc định theo lòng sùng đạo
 

Chúng ta thường nuôi dưỡng một sự ngây ngô nào đó về ý nghĩa của đức tin khi đối diện với cái chết. Chung chung, tín hữu kitô chúng ta cho rằng ai có đức tin vững mạnh thì đứng trước cái chết họ không sợ hãi và không nghi ngờ. Hàm ý rằng nếu sợ hãi và nghi ngờ khi sắp cái chết là dấu hiệu của một đức tin yếu đuối. Dù đúng là có nhiều người có đức tin mạnh đã không sợ và bình thản trước cái chết, nhưng không phải ai cũng được như vậy và cũng không nhất thiết điều đó là chuẩn mực.

Chúng ta có thể bắt đầu với Chúa Giêsu. Chắc chắn Ngài có một đức tin vững mạnh, nhưng trước khi chết, Ngài đã kêu lên trong hãi sợ và nghi ngờ. Tiếng kêu khóc thống khổ của Chúa, “Lạy Chúa, Lạy Chúa, sao Chúa bỏ con” đến từ một nỗi thống khổ thực sự, chứ không phải để tạo hiệu ứng thần linh gì đó như đôi khi chúng ta mặc định theo lòng sùng đạo. Tiếng kêu đó không hẳn hướng về chúng ta, nhưng là một điều chúng ta nên nghe. Một vài phút trước khi chết, Đức Giêsu đã sống giây phút thực sự sợ hãi và nghi ngờ. Đức tin của Ngài đâu mất rồi? Điều này tùy thuộc vào cách chúng ta nghĩ về đức tin và phương cách cụ thể mà nó có thể diễn ra khi chúng ta sắp chết.

Trong nghiên cứu nổi tiếng của mình về các giai đoạn chết, nữ bác sĩ tâm thần Mỹ Elizabeth Kubler-Ross (1926-2004) đưa ra năm giai đoạn trong tiến trình chết: phủ nhận, giận dữ, mặc cả, trầm cảm, chấp nhận. Phản ứng đầu tiên của chúng ta khi nhận chẩn đoán cuối cùng là phủ nhận – chuyện này không thể xảy ra được! Sau đó khi phải chấp nhận thì phản ứng kế tiếp là giận dữ – vì sao là mình! Và giận dữ nhường chỗ cho mặc cả – tôi còn bao nhiêu thời gian nữa để sống? Rồi đến trầm cảm, và khi không làm gì được, chúng ta mới chấp nhận – tôi sắp chết. Tất cả các điều này đều đúng.

Nhưng trong một quyển sách sâu sắc, Ơn sủng khi hấp hối (The Grace in Dying), bà Kathleen Dowling Singh  dựa trên kinh nghiệm khi ở bên đầu giường của những người sắp chết, bà đưa ra các giai đoạn khác: nghi ngờ, cự lại và ngây ngất. Các giai đoạn giúp chúng ta hiểu Chúa Giêsu khi Ngài đối diện với cái chết.

Đêm trước đó ở vườn Giếtsêmani, rõ ràng Chúa Giêsu đã chấp nhận mình sẽ chết. Nhưng sự chấp nhận này chưa phải là cự lại hoàn toàn. Nó chỉ xảy ra ngày hôm sau trên thập giá, trong khi trút hơi thở cuối cùng như các Phúc âm tường thuật, Ngài gục đầu xuống và trút hơi thở cuối cùng. Ngay trước đó, Ngài đã trải qua cơn hãi sợ khủng khiếp, rằng những gì Ngài luôn tin và được dạy về Chúa có thể là không phải. Có lẽ thiên đàng trống rỗng, có lẽ những gì chúng ta xem là các hứa hẹn của Chúa chỉ là một mơ ước sốt sắng.

Nhưng như chúng ta biết, Ngài đã không nhường bước trước các nghi ngờ đó, đúng hơn là bên trong các bóng tối này. Chúa Giêsu đã chết trong đức tin – nhưng không trong những gì chúng ta ngây thơ nghĩ về đức tin. Chết trong đức tin không phải lúc nào cũng chết bình thản, không sợ, không nghi ngờ.

Chẳng hạn linh mục học giả Kinh Thánh nổi tiếng Raymond E. Brown (1928-1998) đã bình giải về nỗi sợ cái chết trong cộng đoàn của Người môn đệ Yêu dấu: “Cùng đích của cái chết và sự bấp bênh của nó đã làm cho những người suốt đời tin vào Chúa Kitô run rẩy. Thật vậy, không hiếm khi trong cộng đoàn nhỏ các Môn đệ Thánh Gioan đã thú nhận mình nghi ngờ khi trong đầu nghĩ đến cái chết… Câu chuyện của ông Ladarô trong phần cuối đời sống hoạt động của Chúa Giêsu trong Phúc âm Thánh Gioan là để dạy chúng ta đối diện với thực tế hữu hình, đó là nấm mồ, tất cả chúng ta đều cần nghe, cần nắm lấy thông điệp táo bạo mà Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Ta là sự sống”… Đối với Thánh Gioan, cho dù chúng ta có tuyên xưng lại đức tin bao nhiêu lần, thì thử thách tối hậu vẫn là cái chết. Dù đó là cái chết của người thân hay của chính mình, đó là giây phút mà chúng ta nhận ra, tất cả đều tùy thuộc vào Chúa. Trong suốt cuộc đời, chúng ta đã bảo vệ mình trước sự thật phũ phàng này. Nhưng đứng trước cái chết, tất cả mọi phòng thủ đều rơi rụng.”

Đôi khi những người có đức tin sâu đậm bình thản và yên bình đối diện với cái chết. Nhưng thỉnh thoảng cũng có người không làm được, nỗi sợ và các nghi ngờ đe đọa họ không nhất thiết đó là dấu hiệu của một đức tin yếu đuối hoặc chùn bước. Điều này có thể ngược lại, như chúng ta thấy trong trường hợp Chúa Giêsu. Bên trong tâm hồn của một người có đức tin, nỗi sợ và nghi ngờ khi đứng trước cái chết, điều mà các nhà thần nghiệm gọi là “đêm tối tâm hồn”… và những gì xảy ra bên trong kinh nghiệm này là: sợ và nghi ngờ non nớt mà chúng ta cảm nhận lúc này là chúng ta không thể nhầm lẫn chính mình với nguồn sinh lực của chúng ta cho Chúa. Khi chúng ta phải chấp nhận chết với niềm tin tưởng bên trong với những gì có vẻ như là sự phủ nhận tuyệt đối, và chúng ta chỉ có thể kêu lên trong thống khổ với một sự trống rỗng rõ ràng, thì không còn có thể nhầm lẫn Chúa với cảm xúc và bản ngã của chính chúng ta. Trong điểm này, chúng ta trải nghiệm một sự thanh lọc cuối cùng của tâm hồn. Chúng ta có thể có một đức tin sâu đậm nhưng vẫn cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi trước cái chết. Cứ nhìn vào Chúa Giêsu là thấy.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Nguồn tin: www.phanxico.vn

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Chất “sử” trong TÌNH YÊU (12/12/2019)
  • Thư viết cho em (07/12/2019)
  • Tháng 11 qua để lại gì trong bạn? (05/12/2019)
  • Nổi loạn (24/11/2019)
  • Viết cho người ngoại đạo (19/11/2019)

Những tin cũ hơn

  • Cuộc đấu tranh hụt hẫng với tính khiêm nhường (06/11/2019)
  • Sự sống đời sau (03/11/2019)
  • Tháng 11: Tháng hướng về các linh hồn (02/11/2019)
  • Người Công Giáo có kính nhớ Tổ Tiên không? (30/10/2019)
  • “Giáo hoàng đến gần tôi” (23/10/2019)
 

•Năm 2021

•Tin mới / Bài mới

  • Các định hướng rút ra từ Thượng hội đồng về Lời Chúa cho Mục vụ Thánh Kinh tại Á châu Các định hướng rút ra từ Thượng hội đồng về Lời Chúa cho Mục vụ Thánh Kinh tại Á châu
  • Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất
  • Noi gương Thánh Giuse sống đời gia đình Noi gương Thánh Giuse sống đời gia đình
  • ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
  • Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
  • Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
  • Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi Irak của Đức Phanxicô được thực hiện Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi Irak của Đức Phanxicô được thực hiện
  • ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
  • ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
  • ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
  • Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại  phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu
  • Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
  • TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa
  • ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
  • Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền
  • ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
  • Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh
  • Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021 Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021
  • Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới
  • ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa
  • Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
  • Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19 Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19
  • Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc
  • Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com