05:43 ICT Chủ nhật, 24/01/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Chúc Mừng
    • » Thông báo
    • » Phân ưu
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

•Máy chủ tìm kiếm : 5

•Khách viếng thăm : 34


Hôm nayHôm nay : 2675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 298801

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22087061

•Kết nối













 

•Kính Mẹ mùa hoa 2020

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

•Hoạt cảnh Giáng Sinh 2020

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Sống đạo

Sự sống đời sau

Chủ nhật - 03/11/2019 06:17

Hai chữ “đời sau” là có ý muốn nói đến “sau cái chết”. Người ta tin rằng sau khi chết đi, mình vẫn còn sống theo một cách thức nào đó, chỉ có điều, sự sống ấy như thế nào, giống và khác với sự sống mà ta đang thụ hưởng ra sao, thì chẳng ai biết được cả. Dù không biết chính xác, nhưng trong tận thâm tâm, người ta tin là nó sẽ tuyệt vời hơn bây giờ rất nhiều, rằng “người đã chết” ấy hiện diện trong một trạng thái thuần linh, “người đó” có thể nhìn thấy chúng ta, nghe biết và chứng kiến mọi chuyện đang diễn ra trong thế giới này. Thậm chí, người ta còn tin rằng, “người đã chết”, vì không còn bị kìm kẹp bởi vật chất nữa, nên “thần thông quảng đại” hơn, có thể làm được nhiều điều mà chúng ta không thể làm được. Đó là lý do vì sao chúng ta thường dành một sự cung kính cho người quá cố, chúng ta thắp cho họ nén hương, khấn vái, cầu khẩn… Nhiều người còn dâng cúng đồ ăn thức uống, trò chuyện với người đã khuất.

Ở đây, ta tạm thời không bàn đến những tranh luận và suy tư triết học cũng như thần học, nhưng hãy cùng tìm hiểu xem “ý niệm về sự sống đời sau” muốn nói với chúng ta điều gì.

Nhiều người chắp nối “đời sau” với “đời này” như một kiểu nhân quả. Đời này sống tốt thì đời sau sẽ được hưởng phúc; đời này làm nhiều điều gian ác thì đời sau sẽ chịu khổ gấp trăm ngàn lần. Ở “đời sau”, người ta sẽ hưởng hoặc gánh chịu cái mà người ta làm ở “đời này”. Lối suy nghĩ này cổ võ người ta cố gắng “làm lành lánh dữ”, tích nhiều phúc đức qua các việc bác ái, để có thể được “báo đáp” ở đời sau. Có thể có một kiểu hưởng phúc hay hình phạt nào đó mà ta không thể biết và tưởng tượng được. Những hình ảnh như linh hồn bơ vơ vất vưởng hay những ngục tù đầy rắn rết, tối tăm, lạnh lẽo, những ngọn lửa bạo tàn, hay một chốn bồng lai tiên cảnh, nơi người ta hưởng trạng thái tiêu diêu… có lẽ là những phóng chiếu của ta từ kinh nghiệm của cuộc sống này, dựa trên lối quan niệm nhân-quả ấy. Nhưng dẫu sao, khi nghĩ đến “đời sau”, ta cảm thấy được mời gọi không quá bám víu vào những vật chất ở đời này, thấy được mời gọi để mở lòng mình ra hơn, để trao ban bình thương, đón nhận tình mến. Ý thức về đời sau làm cho ta thấy sự ích kỷ, ghen ghét, mưu toan… thật nhỏ bé và tầm thường quá đỗi. Đời sau đích thực là một đời sống ở tầm cao, ở cái hướng thượng, cái siêu việt, với những giá trị trỗi vượt.

Cũng có người nhìn về “đời sau” trong sự đối lập với “đời này”. Họ cho rằng đời này đầy những khổ đau, còn đời sau là bến bờ hạnh phúc. Họ ráng gắng gượng sống cho qua kiếp này, mong chờ cái chết đến thật nhanh để kết thúc những mệt mỏi và để được hưởng sự an nhiên vô lo. Có lẽ do bị quá nhiều tai ương ập đến, những người ấy coi đời này như địa ngục, hay như một chốn đoạ đày. Không thấy được giá trị của sự sống nên họ cứ vật vờ như cọng cỏ chờ gió cuốn đi. Họ chỉ tồn tại đó thôi, chứ chẳng có gì gọi là sống cả. Có những người bi quan hơn, vội vàng tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Niềm tin Kitô giáo cảm thông với những ai đang rơi vào tình cảnh khó khăn tuyệt vọng, nhưng không bao giờ đồng tình với lối suy nghĩ này. Đã đành, sống trong kiếp người thì phải đối diện với những nhiều không mong muốn, nhưng đời này vẫn luôn có một giá trị của nó. Sẽ chẳng thể nào nếm được hạnh phúc đời sau, khi người ta không bắt đầu từ cuộc sống này. Có thể nói, đời này và đời sau không tách biệt nhau, nhưng hoà quyện và nối kết với nhau rất bền chặt. Mọi phần thưởng và hình phạt đã manh nha cách nào đó ngay trong đời sống này rồi. Ta không biết gì về đời sau, nhưng ta hoàn toàn chắc chắn rằng có một cuộc sống ở đời này và nếu không sống nó một cách đầy nhiệt huyết và năng lượng, ta đã hoang phí ơn trời và tự huỷ diệt sự sống mà ta đang thụ hưởng.

“Sự sống đời sau” gợi lên trong chúng ta cảm thức một sự linh thiêng nào đó hiện diện nơi đời sống của con người. Có một thực tại nào đó bao trùm tất cả mọi hiện hữu, mà cái thế giới hữu hình của chúng ta chỉ là một chấm nhỏ. Con người luôn thấy trước mặt mình những mầu nhiệm cao cả vô cùng, nơi đó, họ ý thức được rằng dù họ có giàu sang, quyền lực thế nào, họ cũng chỉ như hạt cát nơi sa mạc. Con người được huyền nhiệm ấy bao trùm lấy mình, để rồi, họ nhận thấy mình cũng là cái gì đó rất linh thiêng và cao cả, vượt trên những giới hạn của bản thân. Ý thức về cái chết giúp cho con người biết rằng ai trong chúng ta cũng đều phải mang một chữ “phận”, phải vâng lời tiếng gọi của Siêu nhiên. Và dù có kinh hãi trước cái chết, con người vẫn có thể khảng khái đối diện với nó vì tin rằng đằng sau nó, vẫn còn cái gì đó khác chào đón mình. Cái chết là bức tường ngăn cản giữa hữu hình và vô hình. Nói theo ngôn ngữ của thánh Phaolo, mọi sự xuất hiện trước mắt ta ở đời này chỉ mờ mờ ảo ảo như nhìn thấy cái gì đó trong tấm gương. Bước qua cái chết, người ta sẽ được chiêm ngưỡng mọi sự như thực tế nó là, với tất cả mọi nét hoàn mỹ và tuyệt đẹp. “Sự sống đời sau” mang đến cho chúng ta một sức mạnh và một niềm hy vọng về sự bất tử của chính mình, trọn vẹn con người mình, chứ không phải chỉ là một phần nào đó của mình.

Khi trực giác về một sự sống bất tử ở đời sau, ta đồng thời cũng được mặc khải cho biết về phẩm giá tuyệt hảo của chính mình. Ta được mời gọi để sống thanh cao, sống những giá trị vượt trên những tầm thường nhỏ nhen. Thật ra, ta đã có thể bắt đầu sự sống đời sau với nhiều hạnh phúc qua từng cái chết nho nhỏ nơi cuộc sống này: chết đi cho cái tôi ích kỷ, chết đi cho những kiêu ngạo, chết đi qua những hy sinh… Thật lạ kỳ: giá trị của cuộc sống hệ tại ở những cái chết như thế; càng chết đi, ta lại càng cảm thấy mình sống cách sung mãn hơn, và sự sống đời sau bắt đầu hình thành từ giây phút ấy.

 

Tác giả bài viết: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Tháng 11 qua để lại gì trong bạn? (05/12/2019)
  • Nổi loạn (24/11/2019)
  • Viết cho người ngoại đạo (19/11/2019)
  • Đức tin và giờ hấp hối (07/11/2019)
  • Cuộc đấu tranh hụt hẫng với tính khiêm nhường (06/11/2019)

Những tin cũ hơn

  • Tháng 11: Tháng hướng về các linh hồn (02/11/2019)
  • Người Công Giáo có kính nhớ Tổ Tiên không? (30/10/2019)
  • “Giáo hoàng đến gần tôi” (23/10/2019)
  • Niềm vui là đặc tính của kitô hữu (02/10/2019)
  • Kitô hữu nửa vời (27/09/2019)
 

•Năm 2021

•Tin mới / Bài mới

  • Các định hướng rút ra từ Thượng hội đồng về Lời Chúa cho Mục vụ Thánh Kinh tại Á châu Các định hướng rút ra từ Thượng hội đồng về Lời Chúa cho Mục vụ Thánh Kinh tại Á châu
  • Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất Theo Chúa Giêsu, sám hối để hiệp nhất
  • Noi gương Thánh Giuse sống đời gia đình Noi gương Thánh Giuse sống đời gia đình
  • ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư ĐTC tặng vắc xin cho người vô gia cư
  • Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm Do đại dịch, ĐTC và giáo triều Roma không thể tham dự cuộc tĩnh chung hàng năm
  • Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ hy vọng tổng thống Biden cùng Giáo hội giải quyết nạn phá thai
  • Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi Irak của Đức Phanxicô được thực hiện Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi Irak của Đức Phanxicô được thực hiện
  • ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân ĐTC Phanxicô kêu gọi các nước loại bỏ vũ khí hạt nhân
  • ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức ĐTC Phanxicô gửi thông điệp cho Tổng thống Biden nhân dịp ông nhậm chức
  • ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
  • Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại  phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu
  • Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
  • TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa
  • ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
  • Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền
  • ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
  • Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh
  • Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021 Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021
  • Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới
  • ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa
  • Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
  • Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19 Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19
  • Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc
  • Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com