05:21 ICT Thứ năm, 21/01/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Chúc Mừng
    • » Thông báo
    • » Phân ưu
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 47

•Máy chủ tìm kiếm : 4

•Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 3415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22052398

•Kết nối













 

•Kính Mẹ mùa hoa 2020

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

•Hoạt cảnh Giáng Sinh 2020

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Suy niệm Lời Chúa

Để tin vào Chúa Phục Sinh, cần phải yêu mến

Thứ sáu - 22/04/2011 14:17
Để tin vào Chúa Phục Sinh, cần phải yêu mến

Để tin vào Chúa Phục Sinh, cần phải yêu mến

Dấu chỉ không có khả năng "trao ban đức tin" cho một ai. Dấu chỉ không tuyệt đối thúc ép ta. Cần phải vượt qua “cái thấy được”, để đi tới "điều tin nhận".

 

 

 

Chúa Nhật Phục Sinh, Năm A (Cv 10:34a, 37-42; Cl 3:1-4; Ga 20:1-9)

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần

Cả bốn Tin Mừng đều đồng ý về điểm lịch sử này. Đó là biến cố Phục sinh xảy ra vào hôm sau ngày Sabát, hôm sau ngày Lễ Vượt qua của người Do Thái. Là người rất nhạy cảm với các biểu tượng, Gioan cho rằng, "ngày thứ nhất" trên đây gợi lên một thế giới mới đang khởi đầu; một cuộc tạo dựng mới, một tuần lễ sáng thế mới.

Đau khổ và cái chết là những chứng cớ hiển nhiên chống lại sự hiện diện của Thiên Chúa: Làm sao lại xảy ra việc Thiên Chúa có thể tạo dựng một thế giới đầy bất hạnh như thế?

Vấn nạn đó không thể trả lời được, nếu ta phủ nhận biến cố Phục sinh. Các giáo phụ cũng như những người quen suy niệm Kinh Thánh, đều nghĩ rằng, Thiên Chúa có thể không bao giờ "dựng nên" công cuộc sáng tạo đầu tiên (mọi tạo vật đều phải chết), nếu Người đã không tiên liệu từ thuở đời đời công cuộc sáng tạo thứ hai của Người, nhờ đó sẽ không còn sự chết, cũng không còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất" (Kh 21,4).

Lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ

Bốn Tin Mừng đều nhất trí về sự kiện lịch sử trên. Đó là các phụ nữ là những người đầu tiên đã khám phá ra “biến cố". Là người ở trong cuộc, Gioan đặc biệt quan tâm tới một người phụ nữ, chị Maria Mácđala. Ông gán cho chị là Người đã được Đức Giêsu hiện ra đầu tiên (Ga 20,11-18).

Thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến

Chi ta "chạy". Chi tiết này rất có ý nghĩa.

Chị chưa gặp Đức Giêsu. Chị chưa tin. Chị mới chỉ đứng trước sự kiện ngôi mộ mở ngỏ! Đó là điều bất thường. Chị không ngờ được việc đó. Chị cảm thấy hốt hoảng. Chị chạy đi báo tin cho các vị có trách nhiệm. Ở đoạn văn trên, ta nên ghi nhận một tên gọi đặc biệt được gán cho "môn đệ" không nêu rõ danh tánh: "Người môn đệ Đức Giêsu thương mến". Truyền thống vẫn thừa nhận Gioan, tác giả của trình thuật trên, là chính người môn đệ đó. Ngoài ra, trong nhóm Mười Hai, không phải là không có sự ghen tị, vì Gioan vẫn thường được Đức Giêsu quan tâm cách hết sức đặc biệt. Chi tiết này cũng rất quan trọng. Ta nên ghi nhận điều đó.

Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu

Lúc này, chị mới chỉ đưa ra giả thuyết: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ. Người ta không giải thích sự kiện theo lý trí: Vì quá mong ước Người sống lại, nên không tránh khỏi một ảo giác. Đúng ra, tất cả các bản văn đều nói ngược lại.

Rõ ràng, trình thuật trên được kể lại để giúp ta cảm thấy rằng, sự kiện ngôi mộ trống không là một bằng chứng, tự nó có khả năng khiến ta tin. Tuy nhiên, ngôi mộ trống kỳ diệu đó là một đối tượng đòi hỏi ta phải thắc mắc. Chỉ vỏn vẹn trong một trang, mà từ "ngôi mộ” được nhắc tới bảy lần! Cho đến lúc này, mới chỉ có thế!

Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước

Gioan nhớ lại, ông đang ở đó. Nhưng giải thích chi tiết hơn, chỉ nguyên dựa vào sự kiện chưa đủ. Còn một yếu tố khác Gioan nhận ra một biểu tượng: Phêrô có thể tự để cho kẻ khác vượt qua mình, để cho các môn đệ hăng say hơn đi trước ông. Và đó không phải là trường hợp duy nhất Gioan đã đi trước Phêrô (Ga 13,24; 18,12-16; 21,20-23). Nhưng tại sao ở đây lại nhấn mạnh đến điểm bất thường này?

Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.

Cách dịch sát nhất bản văn Hy Lạp, do Gioan đã mục kích và viết lại có thể như sau: "ông nhìn thấy băng vải bung ra, và khăn quấn đầu Ngài, không tuột ra cùng với băng vải, nhưng được cuốn lại riêng biệt, đặt đúng chỗ của nó”.

Tóm lại, không có bàn tay bên ngoài nào đã tham dự vào. Chỉ thấy thân xác đã biến mất, và những khăn liệm tuột bung ra tại chỗ. Gioan cũng ghi nhận rằng, khăn quấn đầu (đó là thứ băng vải quấn chung quanh đầu để giữ quai hàm, theo như tập quán tẩm liệm của người Do thái) vẫn còn ở đó, được cuốn lại đặt đúng chỗ, bên trong băng vải.

Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào

Gioan nhấn mạnh: chính ông cũng bước vào!

Đó không thể là một chi tiết không quan trọng, không ý nghĩa.

Ông đã thấy và đã tin.

Phêrô vẫn chưa hiểu gì. Khi thuật lại cảnh Phêrô đến thăm mộ, Luca nói rõ ràng, ông ta chỉ chứng kiến, nhưng trở về nhà rất đỗi ngạc nhiên, không hiểu gì hết” (Lc 24,12).

Maria Mácđala đã giải thích theo kiểu nhân loại: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ".

Phêrô thì không hiểu gì hết.

Còn Gioan sáng suốt hơn, "ông đã thấy và đã tin".

Vây ông đã thấy những gì?

Ông đã chứng kiến cũng một sự việc như Phêrô, nhưng Phêrô không biết giải thích.

Để tin, cần phải có đôi mắt của tâm hồn. Cần những con mắt của tình yêu. Giờ đây chúng ta mới hiểu rõ, tại sao Gioan lại nói đến "người môn đệ Đức Giêsu thương mến". Vì tình yêu này mà Gioan đã chạy nhanh hơn! Vì tình yêu này mà ông là người đầu tiên đã tin sau này, trên bờ hồ Galilê, chính "người môn đệ Đức Giêsu thương mến" sẽ nhận ra Đức Giêsu trước Phêrô (Ga 21,7).

Ở đây chúng ta lại nhận thấy tình yêu luôn tác động tới đức tin. Những người nắm giữ quyền bính trong Giáo hội chưa hẳn đã có đặc ân này. Thay vì ganh tị nhau "quyền bính", trong Giáo hội, tất cả chúng ta được mời gọi trở nên những người đi tiên phong "trong tình yêu”. Đó là điều quan trọng hơn cả.

Ông đã thấy và đã tin.

Đối với Gioan, sự kiện khăn liệm được sắp xếp gọn gàng là một dấu chỉ còn ý nghĩa hơn ngôi mộ trống. Khi vừa nhìn thấy "băng vải tuột ra” và "khăn quấn đầu vẫn ở nguyên tại chỗ", nhờ một thứ trực giác soi sáng, ông đã nhận ra ngay rằng, Người đã không thể dùng tay chân mà di động thân xác ra khỏi mộ, nhưng chỉ có thể Người đã hết hiện hữu cách thể lý bên trong những khăn băng tẩm liệm vẫn còn y nguyên.

Thế mà những dấu chỉ đó đã không nói lên điều gì với Phêrô.

Dấu chỉ không có khả năng "trao ban đức tin" cho một ai. Dấu chỉ không tuyệt đối thúc ép ta. Cần phải vượt qua “cái thấy được”, để đi tới "điều tin nhận". Chính Đức Giêsu sắp tuyên bố: "Phúc thay những người không thấy mà tin" (Ga 20,29). Như thế, Gioan đã tỏ ra là một môn đệ tuyệt vời: Ông tin, dù không thấy.

Đức tin cũng tương tự như những thực tại thâm sâu của con người. Chúng ta không bao giờ thấy được tình yêu nơi những người yêu chúng ta. Chúng ta chỉ nhận được những dấu hiệu của tình yêu đó. Do đó, những dấu chỉ trên đây chỉ thông tỏ ý nghĩa cho những ai biết đoán nhận ra chúng. Một cử chỉ, một lời nói, một sự vật là những cử chỉ còn hàm hồ, bấp bênh! Chúng cần phải được giải thích, nhưng không phải là không có nguy cơ sai lầm: "Sự việc đó muốn nói với tôi điều gì đây? Tôi cần phải hiểu cử chỉ đó thế nào?" Đó là điều rất cảm động trong mọi cuộc gặp gỡ của con người. Cuộc gặp mặt nào cũng đòi buộc những kẻ tham dự phải ở trong tình trạng cởi mở và quan tâm chú ý. Tất cả chúng ta đâu có kinh nghiệm chua xót, vì đã ra một dấu hiệu mà không được hiểu biết, đã phát biểu một lời mà không được đón nhận, đã làm một cử chỉ mà người ta giải thích sai. Hai người cần phải yêu thương nhau hết tình thì sứ điệp trao đổi mới được nhận biết trọn vẹn ý nghĩa.

Vì thế, sự kiện “mộ trống" và "những khăn liệm được sắp xếp gọn gàng”, chỉ những ai yêu nhiều, mới có thể hiểu được.

Ta cũng cần hiểu các bí tích, như những dấu chỉ giống thế.

Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết

Đúng hơn, ta nên dịch câu trên như sau: "Các ông không hiểu Kinh Thánh nói rằng, Ngài phải Phục sinh kẻ chết".

Thực vậy, các sự kiện chưa đủ! "Ngôi mộ trống" chỉ là một dấu chỉ đối với Gioan, trước khi ông gặp Đức Giêsu trong những lần hiện ra, bởi vì ông đã để cho Thánh Thần lay chuyển, mạc khải cho ông ý nghĩa của dấu chỉ. Trước những chứng cớ ông ghi nhận, Gioan còn biết nhớ lại những đoạn Kinh Thánh của Đức Giêsu đã trích dẫn cho các ông (Hs 6,2; Tv 2,7; Gn 2,I).

Ta cũng nên hành xử như thế, trước những biến cố của đời sống. Chúng ta chỉ có thể hiểu sâu sắc các biến cố đó, nếu ta làm sáng tỏ chúng, nhờ việc luôn suy niệm Lời Chúa, trong Thánh Thần.

Chính tình yêu làm cho ta hiểu rõ chân lý: Muốn tin, cần phải yêu mến.

 

 

Tác giả bài viết: Noel Quesson

Nguồn tin: http://chuanoitadap.net

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Đức Ki tô Phục Sinh ở giữa chúng ta (27/04/2011)
  • Thông điệp Phục Sinh (25/04/2011)
  • Chúa Giêsu có thật không? (24/04/2011)
  • Niềm hy vọng Phục Sinh (23/04/2011)
  • Chúa Nhật Phục Sinh (23/04/2011)

Những tin cũ hơn

  • 40 phút với Thánh Thể (22/04/2011)
  • Thứ Sáu Tuần Thánh (22/04/2011)
  • Ngủ gục là sự vô cảm đối với Thiên Chúa và sự dữ của thế giới (21/04/2011)
  • Thánh Thể: Bí Tích Phục Vụ (21/04/2011)
  • Thứ Năm Tuần Thánh (21/04/2011)
 

•Năm 2021

•Tin mới / Bài mới

  • ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ ĐTC khuyến khích hàng giáo sĩ Venezuela yêu thương và phục vụ
  • Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại  phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu Thánh lễ được cử hành tại Cana để nhớ lại phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu
  • Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man Một linh mục Nigeria bị bắt cóc và bị sát hại dã man
  • TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa TRỰC TUYẾN Thánh lễ Tạ ơn Khánh thành, Làm phép nhà thờ Tân Hòa
  • ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao ĐTC Phanxicô: Lời nói có thể là nụ hôn nhưng cũng có thể là lưỡi dao
  • Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền Tổng thống Đài Loan ca ngợi lập trường của ĐTC Phanxicô về nhân quyền
  • ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican ĐHY Pell hoan nghênh việc đưa phụ nữ vào hội đồng kinh tế của Vatican
  • Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh Gx Vinh Đức: Phần mềm Quản Lý Đất Thánh
  • Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021 Đức cha Chủ tịch Caritas Việt Nam: Thư chủ đề hoạt động Caritas năm 2021
  • Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới Vài phản ứng về Tự Sắc trao tác vụ đọc sách và giúp lễ cho nữ giới
  • ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa ĐTC Phanxicô: Chúng ta sẽ không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với Chúa
  • Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
  • Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19 Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19
  • Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc
  • Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa
  • Hãy đến mà xem Hãy đến mà xem
  • Lưu ý việc xức tro trong thời gian đại dịch Lưu ý việc xức tro trong thời gian đại dịch
  • Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên: Chương trình chăm sóc người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2021 Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên: Chương trình chăm sóc người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2021
  • Linh mục Philippines sắp hầu tòa sau khi phản đối chính sách ma túy của tổng thống Linh mục Philippines sắp hầu tòa sau khi phản đối chính sách ma túy của tổng thống
  • ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI đã chích ngừa Covid-19 ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI đã chích ngừa Covid-19
  • Một vài suy nghĩ về nhiệm vụ giảng lễ của linh mục Một vài suy nghĩ về nhiệm vụ giảng lễ của linh mục
  • Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona
  • Tại Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nơi 48 Ki-tô hữu bị khủng bố sát hại Tại Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nơi 48 Ki-tô hữu bị khủng bố sát hại
  • ĐTC Phanxicô: Hãy ngợi khen Chúa cả khi gặp khó khăn vì Chúa luôn trung thành và yêu thương chúng ta ĐTC Phanxicô: Hãy ngợi khen Chúa cả khi gặp khó khăn vì Chúa luôn trung thành và yêu thương chúng ta
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com