Giáo xứ Vinh Hương

Bức tranh thời Trung cổ diễn tả cách nhận ra Thánh Giá thật

Chủ nhật - 15/09/2019 22:34
Bích hoạ trong thánh đường Santa-Croce diễn tả cuộc khổ nạn, phục sinh và lên trời của Chúa Giêsu





Dựa theo chuỗi bích hoạ tại một trong những ngôi thánh đường lớn nhất thuộc dòng Phanxicô ở Florence, nước Ý. Bức tranh mang thông điệp nền tảng về cuộc sống thường nhật: “Chính lúc chết đi là khi được sống vĩnh hằng”.

 


Vào cuối thế kỷ XIV, hoạ sĩ Agnolo Gaddi được các tiểu đệ mời trang trí cho cung thánh nhà thờ Santa-Croce ở Frorence, một trong những ngôi thánh đường lớn nhất của dòng Phanxicô. Lấy cảm hứng từ Légente Doré của Jacques de Voragine, ông thực hiện một chuỗi tám bức bích hoạ giúp tín hữu có một cái nhìn về lịch sử của Thánh Giá Chúa.

Theo truyền thuyết, thánh Helena mẹ của hoàng đế Constantine, đã tìm thấy Thánh Giá Chúa Kitô ở Calvariô trong một chuyến viếng thăm Giêrusalem, ngay chính nơi người ta sẽ tái dựng Cuộc Táng Xác Chúa sau đó.
 
Phép lạ Thập Giá
 
Theo cách thể hiện truyện tranh thời Trung cổ, họa sĩ tái tạo hai sự kiện liên tiếp trong cùng một bức tranh. Phía bên phải bức tranh, Hélène chọn một cây thập giá, phía bên trái, bà xác nhận nguồn gốc bằng cách chạm thập giá vào người phụ nữ đang hấp hối. Cả ba thập giá đều được thử nhưng người bệnh được phục hồi chỉ với một mà thôi. Điều này chứng tỏ rằng đây chính là thập giá của cuộc khổ nạn, cây thập giá duy nhất đã thể hiện phép lạ. Bệnh nhân đứng dậy như vừa trải qua một giấc ngủ. Hai cây thập giá của hai người trộm bị kết án để dưới gầm giường. Lịch sử cũng nhắc đến trường hợp một người chết sống lại nhờ tiếp xúc với Thập Giá.
 
Đám đông dày đặc nhưng nghiêm trang chung quanh hoàng hậu trong bầu khí đón nhận. Hoàng hậu Hélène khoác áo choàng đỏ, màu của quyền lực bà đang nắm giữ. Những nhân vật khác trong trang phục trau chuốt xứng hợp với địa vị cao trọng thời bấy giờ. Các loại rèm trang nhã có màu sáng và đa dạng hơn. Cho dù là sự thật lịch sử hay chỉ là truyền thuyết thì điều này cũng chứng tỏ niềm tin vào Đức Kitô, Đấng chịu khổ hình thập giá để cứu nhân loại, và lòng tôn kính vô hạn của những nhân vật cao trọng và dân chúng đối với Gỗ Thánh Giá.
 

Phép lạ Thánh Giá

Sống linh đạo hàng ngày
 
Phần trên bức tranh là một cảnh quan tuyệt vời. Cây cối gần như hoà nhập với bầu trời tối sẫm bên những tảng đá có hình dạng được tạo ra bằng trí tưởng tượng phong phú. Xa xa, con sư tử nằm nghỉ trước cửa hang, trong khi một nông dân đang trông nom đàn gia súc, như một lời nhắc nhở về vai trò của thiên nhiên trong đời sống tu sĩ Phanxicô, chủ nhân của tác phẩm nghệ thuật.
 
Hai tu sĩ đang chú tâm vào công việc và dường như thờ ơ hoặc vô tư trước sự tồn tại của cảnh vật. Một người đang câu cá và người kia kín nước. Sự quí trọng những công việc khiêm hạ và linh đạo từ Đấng lập dòng của các môn đệ thánh Phanxicô có mối gắn kết chặt chẽ với đề tài bức bích hoạ: “Chính lúc tha thứ là khi được thứ tha, chính lúc chết đi là khi được sống vĩnh hằng”.

Tác giả bài viết: Huuchanh, theo Les clés d’une œuvre: « La découverte de la vraie croix » par Agnolo Gaddi, Sophie Roubertie, fr.aleteia.org

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây