Giáo xứ Vinh Hương

Noël năm nay: 0 giờ 02 phút ngày 22 tháng 12 năm 2014

Thứ ba - 02/12/2014 23:45

Noël, ngày lễ tôn vinh Mặt Trời Bất Khả Chiến Bại
 
Noël có nguồn gốc từ tiếng Latinh "natalis" (natalis dies - ngày sinh) ...  là Sinh Nhật của Mặt Trời Bất Khả Chiến Bại (Sol Invictus).
 
Lễ hội này được tổ chức vào ngày đông chí, là thời điểm mà ngày bắt đầu dài ra (và đêm ngắn dần): ngày mặt trời tái sinh...
 
Năm nay, đông chí bắt đầu lúc 0 giờ 02 phút ngày Thứ Hai, 22 tháng 12 năm 2014. Đây là thời điểm khởi đầu mùa đông.
 
Noël bắt nguồn từ một lễ hội mặt trời: Hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta ánh sáng mỗi ngày. Nếu thiếu ánh mặt trời thì không ai có thể sống được!
 
Theo lịch Jules César, 25 tháng 12 là ngày đông chí trước đây.
 
Khi Jules César soạn bộ lịch, thời điểm đông chí rơi vào ngày 25/12 ... Bấy giờ, người ta xác định một năm có 365 ngày và 6 giờ (thêm 1 ngày trong mỗi 4 năm). Nhưng còn 11 phút dư ra nữa, như vậy là đến 18 giờ trong một thế kỷ!
 
Điều đó cũng chẳng đáng kể gì đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên đến năm 325, khi Công Đồng Nice ấn định lễ Phục Sinh vào ngày xuân phân, chúng ta thấy rằng thời điểm này rơi vào ngày 21 tháng 3 mà đáng lẽ phải là ngày 25 tháng Ba.
 
Lý do phát xuất chính từ 11 phút dư ra hàng năm. Nhưng lúc bấy giờ người ta cho rằng tác giả bộ lịch Jules César là Sosigène đã tính nhầm.
 
Chính 11 phút dư ra này sau đó đã tiếp tục phá vỡ niên lịch. Năm 1582, xuân phân lại là ngày 11 Tháng Ba. Đức Giáo hoàng Gregoire XIII quyết định sửa đổi lịch Julien (sau này trở thành lịch Grégorien):
 
- Loại bỏ ba ngày nhuận trong mỗi 4 thế kỷ.
 
- Ngày Thứ Năm, 4 tháng 10 năm 1582 thành Thứ Sáu, 15 tháng 10 năm 1582: 10 ngày là đủ để điều chỉnh lại lịch.
 
Mục đích là để bảo đảm cho xuân phân đúng vào ngày 21 tháng 3, như trong thời kỳ Công Đồng Nice. Đáng lẽ phải lùi lại 4 ngày nữa để đông chí đúng ngày 25 tháng 12, nhưng Đức Giáo Hoàng muốn cho lịch phải phù hợp với Công Đồng của Giáo Hội hơn là với ngày lễ ngoại giáo (Sinh Nhật Mặt Trời) của César.
 
Nhưng một vấn nạn được đặt ra: điều gì đã xảy ra trong ngày 10 tháng 10 năm 1582? Không có gì chăng? Trong thực tế, vấn đề không đơn giản mà đã xảy ra vài rắc rối:
 
- Chỉ có các nước Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha  theo ý Đức Giáo Hoàng.
 
- Tại Pháp, vua Henri III quyết định hủy bỏ 10 ngày trong tháng 12 năm đó. Vì vậy, ngày 10 tháng 10 năm 1582 đã thực sự tồn tại ở Pháp, nhưng không vượt quá dãy núi Pyrenées! (Trong khi lịch Grégorien không có ngày này vì ngày 4 tháng 10 năm 1582 được lùi lại thành 15 tháng 10 - như trên).
 
- Các nước châu Âu khác cũng làm theo ý Đức Giáo Hoàng, trước hết là những vùng Công giáo, sau đó là Tin Lành. Kepler nói rằng họ thích bất tuân mặt trời hơn là vâng phục Đức Thánh Cha.
 
Vì vậy cuộc Cách Mạng Tháng Mười của nước Nga đã thực sự diễn ra … trong tháng Mười Một (theo lịch Julien)!
 
"Jul", lhội đông chí ở Scandinavie.
 
Từ "Natalis dies" của người La Mã đã biến thể thành "Noël". Đây cũng là nguồn gốc của từ "Noël" là lễ hội mặt trời ở các nước vùng Scandinavie. Tại Đan Mạch, "Noël" đọc là "Jul". Đối với các nước Bắc Âu, lễ hội này thậm chí còn quan trọng hơn, vì càng về phía bắc, ngày trở nên càng ngắn trong mùa đông (và càng dài vào mùa hè).
 
Mừng Đại Lễ Giáng Sinh!
 
Người La Mã và người Đức đã quen với việc ăn mừng lễ tái sinh của mặt trời ... Sau đó lễ hội này đã được Giáo Hội "khôi phục" vì tin rằng Hài Nhi Giêsu là Mặt Trời Công Chính ... Vì vậy, sinh nhật của Ngài chỉ có thể là ngày 25 tháng 12 ...
 
Chúng ta hãy nhiệt thành chúc mừng Mặt Trời và ca tụng Chúa Kitô! Chẳng lẽ tình yêu tha nhân không làm cho trái tim ta rực sáng hay sao?
 
Và điều đó không cản trở chúng ta mừng Giáng Sinh 2 lần: Sinh nhật của mặt trời, ngày 21/12; và Sinh nhật của Chúa Giêsu, Mặt Trời Công Chính, ngày 25/12!
 
Theo "Noël, c'est le dimanche 21 décembre 2014, juste après minuit …"
http://www.lexilogos.com/

Tác giả bài viết: Huuchanh

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây