Giáo xứ Vinh Hương

Đức Phanxicô, giáo hoàng của các phụ nữ

Thứ bảy - 08/08/2020 21:02


“Ngày nay chức năng làm mẹ đang bị ô nhục vì sự phát triển quan trọng duy nhất là kinh tế.” Đây là lời Đức Phanxicô viết trong thời đại dịch cho nhà báo Nina Fabrizio, cộng tác viên của trang ANSA, bà đã gởi cho ngài quyển sách viết về ngài, Phanxicô, giáo hoàng của các phụ nữ (Francesco. Il Papa delle donne) cùng với một vài câu hỏi của phụ nữ về Covid-19. Ngài viết: “Câu hỏi của mỗi bà mẹ vang lên trong tâm hồn là, con của tôi sẽ sống trong thế giới nào?”

Tác giả viết trong quyển sách, ”Đức Phanxicô biết điệu tango và biết các phụ nữ, ngài đánh giá cao họ và mong họ mang ánh sáng vào lãnh vực mà họ biết cách làm.” Với điều kiện là họ được phép diễn tả, được công nhận, được tôn trọng trong đặc nét của họ, biết rằng “mỗi phụ nữ là mỗi khác, mỗi người đều có câu chuyện không trùng với bất cứ ai khác. Tuy nhiên, tất cả họ đều có tài năng và thiên chức để dấn thân cho người khác”.

Quyển sách có nhiều khuôn mặt, tên tuổi, câu chuyện, cuộc gặp gỡ, từ các người mẹ, người bà Argentina mất tích cho đến nạn nhân của nạn buôn người, các phụ nữ tham dự Thượng hội đồng Amazon, ở Vatican vào tháng 10 năm 2019.

Để đưa ra một hình ảnh cho chiều kích của các hiện tượng trích dẫn là các số liệu hữu ích, chẳng hạn để giải thích chiều kích của bạo lực, của lạm dụng và của việc giết phụ nữ chỉ vì họ phụ nữ, nhưng một cách tích cực, quyển sách cũng nêu lên sự hiện diện ngày càng tăng của phụ nữ ở Vatican (750 phụ nữ năm 2017 vừa giáo dân vừa các nữ tu thánh hiến). Do đó, bên cạnh các vấn đề tố cáo – như tuyển tập sinh hay các vụ bê bối lạm dụng tình dục – còn có bàn tay đưa ra cho các phụ nữ hồi giáo, các chứng từ can đảm của các phụ nữ tiếp ranh, một tiếp cận khó khăn với chủ đề phó tế phụ nữ.

Một sợi chỉ màu hồng xuyên suốt triều giáo hoàng của Đức Phanxicô: xác tín rằng sự hiện diện của phụ nữ phải được đảm bảo “ở các nơi khác nhau, có quyền quyết định quan trọng cả trong Giáo hội và trong các cơ cấu xã hội” (Evangelii gaudium, n. 103). Nữ tu Alessandra Smerilli viết trong lời nói đầu, sự hiện diện của phụ nữ trong các vai trò quyết định là một thách thức “không thể trì hoãn được nữa”, kêu gọi chúng ta tránh hai cái bẫy: bẫy của những người chủ trương “bình đẳng phẩm giá là bình đẳng hoàn toàn” và bình đẳng của những người “làm trầm trọng thêm các đặc điểm riêng của phụ nữ, làm cho họ trở thành nguồn của phân biệt đối xử”.

Để đưa ra một “khẳng định khoa học” về các  trực giác và minh triết đặc biệt với “thiên tài phụ nữ” của giáo hoàng, giáo sư Giulio Maira, một trong các bác sĩ phẫu thuật não hàng đầu của nước Ý, người đã viết lời bạt cho tập sách với tiêu đề gợi hình, “Nét muôn mà của phụ nữ”. Trong đó, giáo sư nhắc lại một vài câu nói được Đức Phanxicô lặp đi lặp lại nhiều lần như “nói không với việc nhầm lẫn giữa các vai trò, nói không với hình thức trấn áp phụ nữ vì trên thực tế phụ nữ có cấu trúc khác với đàn ông.”

Nhắc đến vấn đề phụ nữ không thể không nhắc đến vấn đề nam giới. Trong thư Đức Phanxicô gởi cho một nhà văn Tây Ban Nha năm 2018 có nhắc đến trong sách, ngài đã khẳng định điều này. Ngài bày tỏ một số lo lắng về việc xã hội vẫn dai dẳng còn một tâm lý nam giới thống trị nào đó và hy vọng “một nghiên cứu nhân học mới gồm các tiến bộ mới trong khoa học và sự nhạy cảm văn hóa, để không chỉ đào sâu vào căn tính phụ nữ mà cả căn tính nam giới, để phục vụ con người tốt hơn trong toàn bộ.”

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây