Giáo xứ Vinh Hương

Nghiên cứu về tài chính của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc từ 1582 đến 1949

Thứ hai - 08/07/2019 21:48
"Nguyên tắc tài chính của Kitô giáo là: Kiếm tiền càng nhiều càng tốt, tiết kiệm càng nhiều càng tốt, cho đi càng nhiều càng tốt" - Giáo sư Kang Zhijie
Linh mục dòng Tên Matteo Ricci (1552-1610)

Học giả nghiên cứu về Kitô giáo tại Trung Quốc, giáo sư Kang Zhijie, xuất bản tài liệu nghiên cứu về kinh tế tài chính của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc từ năm 1582 đến 1949.
 
"Có rất ít nghiên cứu trong quá khứ. Thậm chí nếu có thì cũng giới hạn trong một cộng đoàn truyền giáo cụ thể hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định", giáo sư Kang thuộc Đại học Hồ Bắc nói với ucanews.com.
 
Bà giải thích rằng trước đó tài liệu về chủ đề này cũng đã có nhưng "rất ít và khó tìm", thậm chí nếu có thì cũng rất khó tiến triển trong nghiên cứu vì vấn đề đa ngôn ngữ".
 
Giáo sư nói rằng Giáo hội không muốn tiết lộ quá nhiều thông tin về những hoạt động tài chính của các nhà truyền giáo vì có thể tạo ra một cách nhìn thiếu trong sáng về Giáo hội. "Giáo hội lại rất ít nói về hoạt động tài chính và thậm chí có thể ngăn cản một số thông tin, chẳng hạn như đầu tư vào bất động sản và chứng khoán".
 
Trong bối cảnh phức tạp về tài liệu tham khảo, giáo sư Kang cho thấy rằng nguyên tắc tài chính của Kitô giáo là "kiếm tiền càng nhiều càng tốt, tiết kiệm càng nhiều càng tốt, cho đi càng nhiều càng tốt."
 
"Việc kiếm tiền được phản ánh trong đầu tư và quản lý tài sản; việc tiết kiệm được thể hiện bằng cách tiết kiệm từng đồng xu chi tiêu cho công việc truyền giáo; việc cho đi thể hiện tối đa bằng hoạt động cứu trợ trong những thảm họa lớn. Khi người thiếu thốn cần giúp đỡ, Giáo hội ban tặng tối đa theo khả năng để tạo lập một xã hội hài hoà ổn định. Một chu kỳ kinh tế cho thấy nguyên lý và hoạt động kinh tài của Giáo hội rất hợp lý", bà giải thích.
 
Công trình nghiên cứu về khoảng thời gian từ năm 1582 đến năm 1949, là năm Cộng sản kiểm soát Trung Quốc. Nghiên cứu được chia thành bốn chủ đề chính: lịch sử, thu nhập và chi tiêu, bất động sản của Giáo hội và việc quản lý tài chính.
 
Để có những phân tích và thảo luận sâu sắc hơn, nội dung liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm những đặc thù của Thiên Chúa giáo Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử từ triều đại nhà Minh, nhà Thanh đến Đài Loan; nguồn tài trợ và chi tiêu; các khoản mục, danh mục tài sản của giáo hội và hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ.
 
Giáo sư Kang ghi chú rằng năm 1582 là sự khởi đầu của một tiến trình mới trong lịch sử đạo Công giáo tại Trung Quốc, được đánh dấu bởi nhà truyền giáo dòng Tên Matteo Ricci khi ngài đặt chân lên đất nước này, và kết thúc vào năm 1949 khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập đồng nghĩa với chấm dứt "mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài", và các hoạt động kinh tài chuyển sang một mô hình mới.
 
Liên quan đến lịch sử công giáo Trung Quốc, bà Kang nói rằng trước đây các nhà nghiên cứu chỉ chú tâm vào lịch sử các thánh hoặc giao thoa văn hoá mà hiếm khi nghiên cứu về kinh tế tài chính của Giáo hội Công giáo. Do vậy, đây là một khía cạnh mù về học thuật.
 
"Trong thực tế, kinh tế tài chính của Giáo hội Công giáo Trung Quốc rất phong phú về nội dung, liên quan đến không chỉ thu nhập và chi phí của Giáo hội mà còn là mối tương quan giữa Giáo hội và chính phủ", bà nói.
 
"Vì lý do này, vai trò thế tục của đạo Công Giáo như một thực thể kinh tế của quốc gia và xã hội, được phân tích qua việc quản lý tài sản giáo hội của chính phủ Trung Quốc trong những thời kỳ khác nhau. Nhờ mối tương quan tiềm ẩn giữa tôn giáo và chính trị trong lịch sử đời sống kinh tế, khả năng và ích lợi của sự chung sống hài hòa giữa các tôn giáo 'ngoại nhập' và xã hội Trung Quốc đã được chứng thực".
 
Giáo sư Kang tin rằng nghiên cứu về kinh tế của Giáo hội Công giáo Trung Quốc mang ý nghĩa đặc biệt: giúp đem lại một sự hiểu biết khách quan và hợp lý, đồng thời giải thích lịch sử Trung Quốc và Giáo hội Công giáo từ cuối triều đại nhà Minh, cho thấy sự tương tác giữa Giáo hội Công giáo và xã hội Trung Quốc và cuối cùng giải mã mối tương giao khi hoà hợp khi xung khắc giữa quyền lực thế tục và quyền lực tôn giáo.
 

Tác giả bài viết: UCANEWS, 08.07.2019 - Huuchanh dịch

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây