Giáo xứ Vinh Hương

Dự luật gây tranh cãi của Hà Lan cho phép người trên 75 tuổi còn khỏe mạnh được trợ tử

Thứ tư - 29/07/2020 18:08
- Một đề xuất ở Hà Lan cho phép áp dụng trợ tử cho những người trên 75 tuổi còn khỏe mạnh đã bị phê bình vì đưa ra chọn lựa chết thay vì hỗ trợ xã hội cho những người cô đơn và trầm cảm.
 

Bác sĩ Gordon Macdonald, người đứng đầu liên minh Care Not Killing – Chăm sóc chứ không giết chết – có trụ sở tại Anh quốc, đã gọi đề xuất này là gây rắc rối cách sâu sắc. Ông nói: “Con dốc trơn trượt là có thật và luật an tử của Hà Lan đã được mở rộng ồ ạt.”

Sự mở rộng của luật trợ tử tại Hà Lan

Luật trợ tử đã được hợp pháp ở Hà Lan vào năm 2002, được áp dụng đối với những người trưởng thành bị bệnh nan y vẫn còn khả năng tự quyết định. Kể từ đó, luật này đã được mở rộng, bao gồm những người mắc các bệnh mãn tính và khuyết tật không phải là bệnh nan y, cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trẻ em từ 12 tuổi và trẻ sơ sinh bị bệnh nặng cũng có thể được áp dụng “cái chết êm dịu”.

Vô trách nhiệm, vô đạo đức và nguy hiểm

Ông Macdonald lưu ý rằng hiện tại, số người chết do trợ tử tăng nhanh nhất ở Hà Lan là những người mắc bệnh tâm thần nhưng không bị suy yếu về thể chất. Và “bây giờ việc xem xét mở rộng luật trợ tử cho những người chỉ mệt mỏi với cuộc sống và có thể bị trầm cảm là vô cùng vô trách nhiệm, vô đạo đức và nguy hiểm.”

Theo hãng tin Hà Lan, hồi đầu tháng này, một nghị sĩ Hà Lan đã đệ trình một dự luật cho phép những người khỏe mạnh trên 75 tuổi yêu cầu trợ tử, nếu “ý muốn mạnh mẽ được chết của họ kéo dài ít nhất hai tháng.” Luật này phải được xem xét bởi ủy ban tư vấn tư pháp của Hội đồng Nhà nước trước khi có một cuộc tranh luận và bỏ phiếu vào năm tới.

Người già cần được hỗ trợ hơn là đề nghị tự tử

Những người phản đối luật này đã lập luận rằng nó nhắm vào những người già cô đơn và có thể bị trầm cảm, là những người cần sự hỗ trợ và các nguồn lực hơn là đề nghị tự tử.

Một dự luật tương tự đã được đưa ra vào năm 2016 và đã vấp phải các chống đối. Các luật trợ tử ở Hà Lan là một chủ đề gây tranh cãi, vì các nhà phê bình cho rằng các biện pháp bảo vệ nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương không phải lúc nào cũng được tuân theo. (CNA 28/07/2020)

 

Tác giả bài viết: Hồng Thủy

Nguồn tin: www.vaticannews.va

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây