Giáo xứ Vinh Hương

Những đóng góp của tổ chức phi chính phủ thuộc các tôn giáo tại Trung Quốc

Thứ sáu - 15/12/2017 04:32


Từ khi có chính sách mở cửa năm 1979, Trung Quốc đã thông qua một số mô hình phát triển kinh tế và chính trị theo kiểu phương Tây, mặc dù mang đặc điểm Trung Quốc. Từ đó, các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã phát triển nhanh chóng. Những tổ chức này không có lịch sử lâu đời như tại các quốc gia châu Á khác. Ngoài ra, đất nước này không có một định nghĩa rõ ràng về NGO nhưng người ta gọi bằng những khái niệm khác như "tổ chức xã hội" hay "tổ chức phi lợi nhuận", theo nguyệt san La Civiltà Cattolica của Dòng Tên.  

Bài viết giải thích: "Những tổ chức này luôn cung cấp trợ giúp xã hội, y tế và giáo dục nhưng chính quyền không quản lý được, nhất là tại những vùng xa xôi hẻo lánh. Đó là lý do tại sao, mặc dù không thừa nhận quyền tự trị hoàn toàn hay đặc quyền của các tổ chức phi chính phủ và kiểm soát thường xuyên khá chặt chẽ, chính quyền Trung Quốc vẫn nhắm tới một cơ cấu có hiệu lực để những tổ chức này có thể hoạt động".

Bài viết nói đến một luật mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2017: "Luật về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ có nguồn gốc ngoại quốc tại Trung Hoa đại lục" đã được thông qua ngày 28 tháng Tư năm 2016. "Những điều luật cho phép chính quyền trực tiếp giám sát các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc. Đó là nguyên nhân các NGO này muốn hoạt động phải đăng ký với cơ quan công an để họ giám sát và hạn chế các hoạt động mới cũng như kiểm soát tài chính, và còn phải làm báo cáo nữa".

Nhu cầu xã hội cần đáp ứng của đất nước này rất lớn: "Trong mọi trường hợp, sau khi bị cấm ngặt từ những năm 1949 - 1979 ngay cả khi không hề hoạt động tôn giáo, những tổ chức phi chính phủ của các tôn giáo cũng được khuyến khích để đáp ứng nhu cầu xã hội của đất nước. Kể từ cuối thập niên 1980, đã có một số người thuộc các tổ chức NGO đang tích cực tham gia trong lĩnh vực xã hội, giáo dục và những hình thức hoạt động tương tự. Vì rằng Trung Quốc đang tìm cách xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa hài hòa và thúc đẩy an sinh xã hội trong thế giới đương đại, các tổ chức phi chính phủ có thể có vai trò quan trọng riêng trong dự án này, đặc biệt là kinh nghiệm của 2 tổ chức từ thiện Amity (Tin Lành) và Jinde C-harities (Công giáo)".

"Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức hơn so với đồng nghiệp trong các NGO bình thường, tổ chức phi chính phủ của tôn giáo có thể chia sẻ những giá trị tích cực với xã hội Trung Quốc trong tổng thể, thông qua việc phục vụ xã hội. Thực sự, chúng ta có thể lạc quan về một thực tế là trong tương lai họ vẫn tiếp tục làm việc tại Trung Quốc và xã hội này sẽ nhìn họ bằng nhãn quan tích cực hơn".

Tác giả bài viết: ZENIT, Hélène Ginabat - Huuchanh dịch

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây