Giáo xứ Vinh Hương

Mừng Tết Trung Thu

Thứ hai - 12/09/2011 08:36
- Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời
Mừng Tết Trung Thu

Mùa Trung Thu nữa lại đến với các em thiếu nhi. Năm nay, không khí của ngày Tết Trung thu tại giáo xứ Vinh Hương thật rộn ràng và náo nhiệt, bởi thời tiết có phần “nhượng bộ” để ưu tiên cho các cháu. Thánh lễ dành riêng được ấn định vào lúc 16 giờ, Chúa nhật  11.9.2011, nhưng từ rất sớm,  sân nhà thờ đã tể tựu đông hơn thường ngày, với đủ mọi sắc màu tuổi thơ. Đúng là ngày Hội của các em.

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí sốt mến và  trang trọng, hai cha quản và phó  xứ cùng hiệp dâng, cha phó Phêrô chủ sự thánh lễ, trong bài giảng ngài nhấn mạnh: Mỗi người sống trên đời là một cuộc lữ hành, học hành, làm việc, ước mơ... Cứ thế ngày qua tháng lại, tuổi về chiều lúc nào không biết. Khi chúng ta nhìn lại cuộc đời, ngày tháng của tuổi thơ đã qua mất rồi. Nhưng dù có bao nhiêu tuổi đời đi nữa, tâm hồn của chúng ta vẫn có thể trở nên như tâm hồn trẻ nhỏ: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,2-3).

Đúc kết bài giảng, ngài còn diễn đạt thêm: Điều quan trọng là mỗi người hãy sống trọn vẹn phút giây hiện tại. Hãy vui cười với tuổi thơ những lúc có thể. Trong phút giây này, trẻ thơ chính là các thiên thần đang hiện diện bên cạnh, làm cho cuộc đời chúng ta thêm niềm vui và ý nghĩa. Chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúa Giêsu lại mách nước: “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời” (Mt 18,4).

Tiếp đến, với tâm tình tuổi thơ dâng tiến: bánh rượu, hương hoa, nến sáng cuộc đời cùng dâng lên Chúa, xin cho các em mãi luôn giữ được sự trong trắng, đơn sơ, hồn nhiên của tuổi thơ. Cho dù mai ngày sẽ lớn lên, không còn như hôm nay nữa, tâm hồn các em vẫn giữ được sự bình an thư thái, giữ được nụ cười tươi tắn…Và cũng không quên cầu xin cho các em thiếu nhi thiếu may mắn được tràn đầy niềm vui trong Chúa và được mọi người yêu thương.

Kết thúc  thánh lễ, cùng nhau ra sân nhà giáo lý để tham dự đêm văn nghệ, sinh hoạt, nhận quà Trung thu và phá cổ trăng rằm.

Cắc … Tùng… Cắc …Tùng …Tùng…

Tiếng trống Lân vang lên rộn rã,  khởi đầu cho đêm hội vui Tết Trông Trăng, hai đội Lân thay nhau nhảy múa, trình diễn hết mình các thủ  thuật vốn có. Múa lân là một môn nghệ thuật múa dân gian của người Á Đông có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán và Tết Trung thu. Theo truyền thuyết dân gian, con Lân tượng trưng cho sự thái bình, thịnh vượng. Với ý nghĩa đó, múa lân từ lâu đã trở thành một tập tục không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung, trong đó có người Việt Nam trong các ngày hội, ngày lễ và tết.

Sau lời chúc mừng của cha quản xứ, cha phó và ông chủ tịch HĐGX cùng đồng thanh: "đêm văn nghệ bắt đầu"

Múa khai mạc: Hiến Tế - Anh chị giáo lý viên thể hiện

Múa: Trăng Thu - Do Khối Căn bản thể hiện

Múa: Những cô bé ngộ nghĩnh - Do Khối Sơ cấp thể hiện

Hội các bà mẹ phát biểu và trao quà

Niềm vui đã được nhân đôi

Múa: Rock Vầng trăng - Do Khối Kinh Thánh thể hiện

Múa: Tết suối hồng - Do Khối Sơ cấp thể hiện

Múa: Giấc mơ cánh cò

\

Anh Trưởng ban giáo lý nhắn gởi đôi điều trước khi đêm văn nghệ kết thúc

Cha phó và chị Hội trưởng, Hội các bà mẹ tranh thủ bàn định kế hoạch phát quà cho năm tới, còn các cháu cùng nhau PHÁ CỖ TRĂNG RẰM.

HẸN MÙA THU NĂM TỚI

 

ALBUM ẢNH

 

Tác giả bài viết: Caohuong

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây