Giáo xứ Vinh Hương

Kể chuyện cho thiếu nhi trong bài giáo lý

Thứ tư - 20/04/2011 23:15

Kể chuyện cho thiếu nhi trong bài giáo lý

Bài giáo lý được trình bày theo lối quy nạp. Vì thế trong bài giảng này thường lấy một câu chuyện cụ thể để làm khởi điểm, rồi dựa vào câu chuyện để trình bày đề tài giáo lý.

 

I.CÁC LOẠI CHUYỆN 
 Các câu chuyện trong bài giáo lý được chia làm 3 loại :

1. Chuyện Thánh Kinh
Trong Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước, có rất nhiều chuyện. Phần đông tất cả mọi tín hữu đều biết. Những chuyện này thường dùng để trình bày trong bài giáo lý rất tốt và thích hợp nhất nhờ tính chất và nội dung tôn giáo của chúng.
Khi dùng các câu chuyện Thánh Kinh để trình bày giáo lý thì việc chuyển sang áp dụng vào đề tài giáo lý rất dễ dàng, tự nhiên và mạch lạc. Do đó, khi soạn bài giáo lý cần dùng ưu tiên cho loại truyện này.
Ví dụ:
§ Chuyện Cain: Thiên Chúa thấu hiểu mọi sự.
§ Noe và lụt đại hồng thủy: Thiên Chúa không chấp nhận tội lỗi.
§ Abraham: Tin và vâng phục Thiên Chúa vô điều kiện và để Thiên Chúa dẫn dắt.
§ Lửa trong bụi gai: Thiên Chúa là Thiên Chúa hằng sống.
§ Vượt Biển Đỏ: Chúa Giêsu giải thoát chúng ta và đưa chúng ta về đất hứa.

2. Chuyện lịch sử Giáo Hội và cuộc đời các Thánh
Đây cũng là kho tàng chứa đựng rất nhiều sự kiện có thể dùng để trình bày các đề tài giáo lý. Tuy nhiên cần trung thực: nhất là khi dùng chuyện các Thánh, những chi tiết ly kỳ, phi lịch sử, thuộc loại huyền thoại, có thể làm cho các em thích thú lúc đó, nhưng có thể làm hại đức tin của các em sau này. Phải lựa chọn kỹ lưỡng và áp dụng cho khéo.
Ví dụ:
§ Cuộc đời Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
§ Cuộc hiện ra của Đức Mẹ với 3 vị Thánh trẻ ở Bồ Đào Nha.

3. Những chuyện thường nhật hoặc thời sự
Những việc xảy ra hằng ngày, những biến cố có tính cách thời sự cũng có thể đưa vào làm khởi điểm để suy nghĩ về một đề tài giáo lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn những chuyện này khó hơn. Cần hội đủ hai điều kiện:
- Thích hợp, hoặc ít nhất cũng không mâu thuẫn với chủ đề tôn giáo.
- Có thể chuyển từ câu chuyện sang đề tài giáo lý một cách dễ dàng,không gượng ép giả tạo.
Ví dụ: Lấy tóc mặt trời; Chàng dũng sĩ.

 

II. CÁCH THUẬT CHUYỆN

1. Chủ đích
Thuật chuyện trong giờ học giáo lý không nhằm mục đích mua vui cho học sinh hoặc cho học sinh giải trí. Câu chuyện đây được dùng làm phương thế dẫn tới Tin Mừng và truyền đạt Tin Mừng. Vì thế phải chọn những câu chuyện có thể áp dụng vào bài giáo lý.

2. Cách thức
Cũng vì nhằm mục đích mới xác định ở trên, nên câu chuyện phải được trình bày một cách ngắn gọn, cụ thể. Cần loại bỏ những chi tiết dư thừa không trực tiếp liên quan đến vấn đề được trình bày, chỉ giữ những nét có thể làm nổi bật những điểm mình muốn đem áp dụng vào bài giáo lý.
 

3. Nội dung
Các bạn phải thực sự hoá thân vào câu chuyện để giúp các em cuốn hút vào câu chuyện mình kể để làm cho câu chuyện thêm sinh động vui tươi nhất là phải nắm bắt được tâm lý của trẻ để dẫn đưa trẻ đến câu chuyện kể và áp dụng vào cuộc sống của em đối với Chúa và đối với bản thân.

Sưu tầm

 

Nguồn tin: www.tnttvn.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây