Giáo xứ Vinh Hương

Thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm

Thứ năm - 08/03/2012 03:14

Thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm

Đức tin làm cho nhận thức được “sự huy hoàng của Thiên Chúa, của trời và đất, của Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo, và các tạo vật của ngài"

ROME, Thứ hai, 5 tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Vào cuối cuộc cấm phòng Mùa Chay, Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một dụ ngôn cho đời sống thế gian: một đường hầm nhưng ở đầu cuối, đức tin cho thấy có ánh sáng.

Cuộc tĩnh tâm linh thao của Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma đã kết thúc trong nhà nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trong cung điện tông đồ Vatican, với các ca vịnh và bài suy niệm chót ngày thứ bẩy 3 tháng 3, 2012. Cuộc tĩnh tâm một tuần do Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, tổng giám mục Kinshasa (Cộng Hoà Dân Chủ Congo) giảng phòng. Chủ đề của cuộc tĩnh tâm là sự hiệp thông của kitô hữu với Thiên Chúa, trích dẫn từ lá thư của thánh Gioan: “Và chúng ta, chúng ta hiệp thông với Chúa Cha, và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người” (1 Ga 1, 3).

Trong những câu chuyện lịch sử hồng y giảng phòng đã kể lại về “miền đất Phi Châu thân yêu của ngài”, Đức Thánh Cha tâm sự là ngài đã “đặc biệt cảm động” về câu chuyện của một người bạn của hồng y bị bất tỉnh (coma): người này có cảm tưởng là mình đang ở trong “một đường hầm tối đen”, nhưng “đã thấy một chút ánh sáng” ở cuối đường hầm, và “nghe thấy một điệu nhạc du dương.”

Đối với Đức Thánh Cha, hình ảnh này “có thể là một dụ ngôn cho đời sống chúng ta”: “Nhiều khi chúng ta thấy mình đang ở trong một đường hầm mờ tối, ban đêm”, nhưng ngài tiếp, “nhờ có đức tin, chúng ta nhìn thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm và nghe được một điệu nhạc du dương.”

Ngài khẳng định, vì đức tin làm cho nhận thức được “sự huy hoàng của Thiên Chúa, của trời và đất, của Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo, và các tạo vật của ngài”; và như thế, chúng ta đã được cứu rỗi trong “niềm hy vọng” (Rm 8, 24).

Đức Thánh Cha Benedict XVI cám ơn Đức Hồng Y vì đã đồng hành với ngài “trong thửa vườn rộng lớn của lá thư thứ nhất của thánh Gioan” với “một khả năng bình giải, tâm linh và mục vụ cao vời.” Một cuộc đồng hành đã ‘thêm sức” cho giáo triều Rôma trong niềm hy vọng và đức ái.”

Tác giả bài viết: Bùi Hữu Thư

Nguồn tin: luongtamconggiao.wordpress.com

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây