Giáo xứ Vinh Hương

https://gxvinhhuong.net


Cố Báu: một vị thánh trong di sản gia đình, một tinh thần truyền giáo để lại

Gia đình cầu nguyện buổi tối, di ảnh của Cố Báu Mary-Georges Cressonnier.

Gia đình cầu nguyện buổi tối, di ảnh của Cố Báu Mary-Georges Cressonnier.


Di sản gia đình hay nghĩa vụ phải sống theo di sản?  Đâu là chỗ của tổ tiên trong đời sống thiêng liêng của  con cháu? Bà Constance tâm sự với trang Aleteia về tổ tiên của mình, Cố Báu Mary-Georges Cressonier, nhà truyền giáo và là vị tử đạo của Việt Nam. Một di sản thiêng liêng mà bà muốn mang lại cho đời sống các con, bên trong cũng như bên ngoài vòng gia đình.

Lời chứng

Trong số con cháu của những người đã được công nhận vì tính anh hùng, về việc tử đạo hoặc sự thánh thiện của họ, một số con cháu đã thành người lưu giữ di sản thông điệp của họ. Dù họ không phải là những người duy nhất biết về cuộc đời của “thánh gia tộc” nhưng họ cảm thấy có nhiệm vụ phải giữ cho di sản thiêng liêng này tồn tại lâu dài. Nơi bà Constance, 49 tuổi, người cố của bà là Cố Báu Mary-Georges Cressonier (1908-1968), linh mục tử đạo của Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (MEP), người trông coi gia đình. Con cháu (cũng vài trăm người) gọi ngài là “Bác cha xứ”, bác đã bị việt cộng giết năm Mậu Thân, ngày 13 tháng 2, Năm 1968. Tranh thủ thời gian giao tranh tạm lắng, ngài muốn đến thăm cộng đồng các nữ tu bị cô lập đang nguy hiểm. Tu viện vắng vẻ, nhà truyền giáo quyết định đem Mình Thánh Chúa về nhà tạm nhỏ có khóa. Ngôi làng có vẻ như vắng vẽ lại có lính bắn tỉa. Họ không do dự khi bắn hai nhà truyền giáo trong chiếc áo chùng, trên tay là Mình Thánh Chúa…

Giữa rất nhiều giai thoại, bà cho biết lời cuối cùng người bác nói trước khi chết là kêu tên Chúa Giêsu…

Khi bà Constance kể những giây phút cuối đời của Cố Báu, âm sắc trong giọng nói của bà thay đổi liên tục. Cảm xúc như thể bà có rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu với ngài… Nhưng ngài qua đời 6 năm trước khi bà ra đời. Giữa rất nhiều giai thoại, bà cho biết lời cuối cùng người bác nói trước khi chết là kêu tên Chúa Giêsu…

Cố Báu Mary-Georges đi xe đạp với anh trai Pierre và chị Marguerite ở Neuville-sur-Auneuil (Oise). Hình gia đình Constance de Cacqueray cung cấp

Đúng, bác hiện diện rất nhiều trong gia đình chúng tôi, bác có trong gen chúng tôi, anh chị em chúng tôi và tôi  lớn lên cùng bác với các câu chuyện của người bà, “người chị thân yêu” của bác, bà kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của ông bác. Đó là sự hiện diện nổi bật, mạnh mẽ và hàng ngày. Thêm nữa, cha mẹ của bà Constance đã nhiều lần sang Việt Nam để cầu nguyện bên mộ Cố Báu. Họ giữ liên lạc với Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris để hiểu chính xác bối cảnh cái chết của Cố. Nếu hiện nay việc tử đạo của Cố Mary-Georges chưa được chính thức công nhận, nhưng hai vợ chồng bà Constance và Lionel cảm thấy có bổn phận phải truyền di sản thiêng liêng của Cố cho toàn gia đình và ngoài cả gia đình.

Thánh lễ đầu tiên được nhà truyền giáo tương lai cử hành với người thân ngày 1 tháng 7 năm 1934. Hình gia đình bà Constance de Cacqueray cung cấp

Chính ngày hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cử hành thánh lễ cho linh hồn Cố Báu mà bà Constance, khi đó ở tuổi vị thành niên, biết được bà có một vị thánh trong gia đình. Bà nói: “Khi đó, sự hiện diện của một hồng y làm cho tôi ý thức hình ảnh ông cố đã vượt quá sự hiểu biết của tôi từ ngày tôi sinh ra, vì đời sống mẫu mực của Cố đã tạo ấn tượng trên gia đình đến mức, ông đã thành chủ đề quy chiếu và là tấm gương cho tất cả chúng tôi. Ngày hôm đó, tôi hiểu sự hy sinh của ông cố, được một hồng y của Giáo hội công nhận mang ý nghĩa vượt quá khuôn khổ gia đình. Giám mục Thuận đến Rôma, nơi ngài bị lưu đày, chỉ để cầu nguyện cho “Bác cha xứ”! Bác là giáo sư dạy tiếng la-tinh cho giám mục Thuận ở Việt Nam trong những năm 1960!

Bà Constance nói: “Hiến đời sống mình cho Chúa cho đến giây phút cuối cùng, kêu tên Giêsu khi bị bắn, đó là điều giúp cho tôi nhận ra rằng cuộc sống trên trái đất là một đoạn đường ngắn.” Bà giải thích: “Trong gia đình chúng tôi, mỗi tối chúng tôi cầu nguyện với bác một cách tự nhiên. Khi mọi thứ không suôn sẻ, chúng tôi cầu xin bác cầu bàu. Khi mọi chuyện tốt đẹp, chúng tôi cám ơn.”

Đặc điểm nào của bác đã đặc biệt truyền cảm hứng cho gia đình? Bà Constance trả lời ngay lập tức: “Ơn toàn diện con người của ông bác đã hiến mạng sống mình cho Chúa cho đến giây phút cuối cùng, kêu tên Chúa Giêsu khi bị bắn, đó là điều giúp tôi nhận ra cuộc sống trên trái đất là một đoạn đường ngắn.

Giây phút nghỉ ngơi trên thuyền trên Biển Đỏ: hướng đến Việt Nam. Hình của gia đình bà Constance de Cacqueray cung cấp

Đó là sự khuyến khích để dâng hiến đời mình cho sự thánh thiện, đơn giản vì cuộc sống tương lai là vô hạn. Qua việc tử đạo của bác, bác đúng là một ơn toàn thể. Đó là điều làm cho tôi ấn tượng nhất, vì tôi không biết tôi có thể hiến cuộc sống của tôi như bác không. Tất nhiên, không phải tất cả chúng ta đều được gọi để trải qua những hoàn cảnh bi thảm như vậy. Nhưng cũng có những việc nhỏ mỗi ngày. Trong cương vị người mẹ, tôi  dâng các con cho Chúa nhân lành khi cần quan tâm đặc biệt đến một đứa con trong số năm đứa con của tôi. Nhưng bà Constance tự hỏi, “liệu tôi có đủ can đảm để hiến đời sống của tôi cho đức tin không? Tôi không biết.”

Trên mộ của ngài tại Huế chỉ có hai chữ: “Cố Báu”, biệt danh người Việt đặt cho ngài, có nghĩa là “người cha quý giá”.

Reine, Fleur, Brune, Zita và Sixte – những đứa con của ông bà Lionel và Constance – gần như được nuôi dưỡng trong câu chuyện của ông cố truyền giáo. Chúng cũng biết các câu chuyện của các thánh và các vị tử đạo khác, ngoại trừ chúng chưa biết cố là người trong gia đình. Bà Constance nói: “Các con chúng tôi quý mến ngài vì trước tiên ngài là anh của bà cố. Chúng không nói quá nhiều với nhau dù chúng không muốn câu chuyện của cố rơi vào lãng quên.” Hai vợ chồng rất gắn bó với sứ mệnh này, biết được di sản của gia đình Constance nên Lionel đã lập gia đình với cô một cách tự nhiên: việc truyền lại gương mẫu của linh mục truyền giáo cho các thế hệ trẻ, vượt ra ngoài vòng gia đình. Bà Constance cho biết thêm: “Khi còn đính hôn, chúng tôi cùng nhau tìm hiểu ông bác, sau khi kết hôn, chúng tôi cùng lớn lên với bác. Đó chính là kho báu thiêng liêng mà chúng tôi chia sẻ với nhau, chúng tôi cố gắng để con cái hiểu, nếu ngày nào đó chúng gặp khó khăn, có hai thứ mà không bao giờ có ai có thể lấy đi của chúng: đó là đức tin và ký ức của chúng. Chúng tôi luôn nhắc các con: các con hãy nhớ đến ông cố, có thể một ngày nào đó, đến lượt các con, các con sẽ làm chứng cho đức tin của mình.

Trên mộ của ngài tại Huế chỉ có hai chữ: “Cố Báu”, biệt danh người Việt đặt cho ngài, có nghĩa là “người cha quý báu”. Hình ảnh của gia đình Constance de Cacqueray cung cấp

Bà Constance khiêm tốn kết thúc cuộc phỏng vấn với trang Aleteia: “Ông bác của tôi không phải là chiến tích gia đình để khoe hay để tự hào, ông là tấm gương dẫn chúng tôi đến thánh thiện! Xác tín trong lòng, sự dịu dàng và vui vẻ mà Constance tỏ ra, có phải là di sản được tấm gương của người ông của bà truyền lại đó không?

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây