Giáo xứ Vinh Hương

Có thật Chúa Giêsu bị kết án?

Thứ bảy - 27/03/2021 23:40
"Nếu Đức Kitô không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền" (1Cr 15,17)

Trong kinh Tin Kính, bản tuyên ngôn tóm lược đức tin của Giáo Hội, chúng ta tuyên xưng rằng Đức Giêsu "chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đinh trên cây Thánh Giá…". Cả 4 Phúc Âm đều kể lại những sự kiện chính dẫn đến việc đóng đinh trên thập giá sau một phán quyết trước chính quyền đền thờ và đế chế La Mã, trong đó Philatô là quan thái thú Palestin vào những năm 30 Công Nguyên. Một số người đặt câu hỏi về sự thật lịch sử hoặc xem xét tính hợp lý của phiên tòa xét xử Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói gì về điều đó?


Phiên toà xử án Đức Giêsu: Nguồn sử liệu
 
Các Tin Mừng Mathêu, Maccô, Luca và Gioan đều mô tả về những giai đoạn chính của Cuộc Khổ Nạn: sau bữa tiệc ly với các môn đệ, Ngài bị bắt tại Vườn Cây Dầu, bị dẫn đến trước chính quyền Do Thái và sau đó bị Philatô xét xử. Kết thúc "phiên tòa", Chúa Giêsu bị đưa đến đồi Golgotha để đóng đinh vào thập giá, táng xác trong một ngôi mộ, đến ngày thứ ba Ngài sống lại và hiện ra với các môn đệ. Các phụ nữ và môn đệ đã gặp Ngài sống lại làm chứng điều đó. Yếu tố cuối cùng này rõ ràng là yếu tố quan trọng nhất của đức tin.
 
Các tác giả cổ đại cũng đề cập đến vụ án này. Rõ ràng nhất là Flavius Josephus, nhà sử học Do Thái vĩ đại của thế kỷ thứ nhất: "Đức Giêsu đã sống đúng tại thời điểm đó... Khi Philatô kết án khổ hình Ngài theo tố cáo của các lãnh đạo đất nước chúng ta, những người yêu mến Ngài vẫn giữ tình cảm dành cho Ngài... (Thời cổ đại Do Thái, XVIII, 63-64). Tương tự, các tác giả Tacitus của La Mã và Talmud của Babylon cũng đề cập đến thời kỳ này của cuộc đời Chúa Giêsu.
 
Những yếu tố khả dĩ
 
Các nhân vật trong phiên tòa tương ứng với đời sống của người Do Thái ở Giêrusalem vào khoảng năm 30: Philatô, các thầy tư tế thượng phẩm Anna và Caipha, cai quản đền thờ vâng lời thầy cả thượng phẩm và có quyền bắt Chúa Giêsu. Những nơi có tên chữ Arama: Gabbatha, tiền đường lát đá nổi tiếng, nơi Chúa Giêsu bị xét xử và đánh đòn; Golgotha, nơi Chúa bị đóng đinh; Josephê, tên chữ có nguồn gốc Arimathia, một ngôi làng phía bắc Giêrusalem. Từng yếu tố trong phiên tòa xét xử Chúa Giêsu, bao gồm cả Golgotha, đã bị nghi ngờ vì nếu nó hiện đang ở phía trong tường thành, thì không thể bị vùi lấp hết nội thành được. Bây giờ rõ ràng là Golgotha ở bên ngoài các bức tường vào thời điểm bị đóng đinh, vì bức tường bao quanh nó mới xuất hiện từ những năm 1940, theo Herod Agrippa (37-44).
 
Khó dung hòa hơn
 
Các Phúc Âm không giống nhau về mọi chi tiết. Đặc biệt là thời điểm bị đóng đinh. Theo ba Phúc Âm đầu tiên, đó là Ngày Vượt Qua mà năm đó rơi vào thứ Sáu! Với thánh Gioan, đó là đêm trước Lễ Vượt Qua, vì Chúa Giêsu trút linh hồn vào thời điểm hiến tế chiên con trong đền thờ, và do đó, trước khi mừng Lễ Vượt Qua. Chúng ta đang giữ gìn sự kiện đầu tiên trong phụng vụ là khung cảnh tối thứ Năm, tiếp theo là vụ bắt giữ ở Gethsémani, phiên tòa và đóng đinh trên đồi Golgotha vào hôm sau, thứ Sáu.
 
Tại sao Chúa Giêsu lại bị kết án?
 
Phía trên thập giá, người ta gắn tấm bảng ghi mấy chữ "Đây là vua dân Do Thái". Tấm bảng này có nghĩa là người này bị kết án vì tự xưng mình là vua của dân Do Thái. Thật vậy, đã xảy ra hai sự kiện có thể là lý do để buộc tội Chúa Giêsu: (1) Đuổi người buôn bán ra khỏi đền thờ và (2) Chúa Giêsu được dân chúng cung nghinh vào thành Giêrusalem. Sự kiện đầu tiên là một hành động công khai của Chúa Giêsu gây tai tiếng đối với đền thờ, bởi vì nó cho thấy rằng Ngài không đồng ý với hệ thống được các quản trị đền thờ ủy quyền hoặc tổ chức liên quan đến buôn bán: mua bán động vật, đổi chác tiền bạc. Điều này lại xảy ra trong chính đền thờ, "ngôi nhà của Thiên Chúa, Cha Ngài". Chẳng phải Chúa Giêsu đã nghĩ về tiên tri nổi tiếng Isaia (Is 56,7): "Nhà của Ta là nhà cầu nguyện của dân chúng"?
 
Hành động công khai này dẫn đến nhiều đồn đoán là chống lại đền thờ, chống lại thành phố, chống lại sự dư thừa nhiệt tình với luật pháp từ phía người Pharisêu. Mặt khác, việc Ngài được đám đông và các môn đệ tung hô và cung nghinh vào Giêrusalem cũng đủ để gây khó chịu cho chính quyền và có lẽ cả quyền lực La Mã. Trong thời kỳ hỗn loạn này, Chúa Giêsu không phải là người duy nhất cũng không phải là người đầu tiên kích động đám đông chung quanh sự trở lại tính toàn vẹn của niềm tin dân Israen, dòng dõi Vua Đavít và kỳ vọng từ những thế kỷ trước. Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu bị  chính quyền Do Thái bắt giữ và xét xử, sau đó là chính quyền La Mã.
 
Người đọc chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng mối liên quan giữa các sự kiện không phải lúc nào cũng phù hợp với trách nhiệm được thỏa thuận với nhau trong phiên tòa. Chỉ nói về Luca, tìm cách qui trách nhiệm về phía người Do Thái ở Giêrusalem và giải oan cho Philatô. Tác giả Tin Mừng này chắc chắn không muốn làm trầm trọng thêm hoàn cảnh của kitô hữu trong các cộng đoàn của mình nằm rải rác khắp đế quốc: "Tôi thấy không có lý do gì để kết án người này", Philatô kết luận.

Tuy nhiên, điều thực sự đã xảy ra là: Chúa Giêsu bị dẫn đến nơi kết án, bị đóng đinh trên đồi Golgotha giữa hai tên trộm, trước một đám đông cuồng nộ, trong khi các môn đệ chạy trốn. Do đó, Chúa Giêsu đã chết thật, cuộc sống của Ngài kết thúc, nếu Thiên Chúa Cha không phục sinh Ngài "vào ngày thứ ba"!

 

Tác giả bài viết: Huuchanh - theo "Jésus a-t-il été jugé?" - Lm Michel Garat, jesus.catholique.fr

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây