Ngày thứ bảy 26 tháng 10, 356 giám mục và giáo dân đã bỏ phiếu về các đề xuất trao nhiều trách nhiệm hơn cho giáo dân và mở ra sự phân quyền chưa từng có với các quyết định của Giáo hội, các biện pháp được Đức Phanxicô chấp nhận ngay lập tức.
Việc Giáo hội công giáo đồng ý với khả năng một ngày nào đó sẽ phong chức phó tế nữ là chủ đề chưa được thông qua trong Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội đồng về việc quản trị mới của Giáo hội, nhưng số phiếu lại vượt quá đa số 2/3 cần thiết, 237 ủng hộ và 97 phản đối.
Chủ đề này kêu gọi sự nhìn nhận đầy đủ vai trò của phụ nữ trong Giáo hội công giáo: “Phiên họp kêu gọi thực hiện đầy đủ mọi khả năng đã được luật pháp hiện hành cung cấp liên quan đến vai trò của phụ nữ, đặc biệt ở những nơi họ chưa bị bóc lột. Không có lý do gì để ngăn cản phụ nữ đảm nhận vai trò lãnh đạo (tiếng Ý “ruoli di guida”) trong Giáo hội: những gì đến từ Chúa Thánh Thần không thể bị ngăn cản. Vấn đề về khả năng mục vụ phó tế nữ vẫn còn bỏ ngỏ. Cần có sự phân định sâu hơn về vấn đề này.”
Tuy còn rất lâu mới đạt được vì Đức Phanxicô phản đối, nhưng tiến trình hướng tới chức phó tế nữ chắc chắn là điểm mạnh nhất của “thượng hội đồng về tính đồng nghị”, Thượng Hội đồng được Đức Phanxicô bắt đầu năm 2021 và đã trải qua hai phiên họp căng thẳng ở Rôma tháng 10 năm 2023 và tháng 10 năm 2024. Ngày chúa nhật 27 tháng 10, Thượng Hội đồng kết thúc với thánh lễ long trọng Đức Phanxicô cử hành tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Áp dụng ngay lập tức
Có phải tháng 2 vừa qua Đức Phanxicô đã loại chức phó tế nữ ra khỏi nghị trình Thượng Hội đồng để giao vấn đề này cho “nhóm làm việc” của Vatican, nhưng ở bên ngoài Thượng Hội đồng, tránh sự phân cực trong các tranh luận về vấn đề này không? Nhưng dĩ nhiên không tránh được tranh luận của 58 phụ nữ được mời tham dự Thượng Hội đồng, họ được nhiều giám mục hỗ trợ. Dù phong trào thăng tiến phụ nữ trong Giáo hội công giáo dường như không thể khắc phục, nhưng giờ đây phát triển này đã có một bước ngoặt quyết định, dù vẫn đang trong vòng nghiên cứu. Phụ nữ sẽ có thể tham gia vào việc đào tạo tại các chủng viện, vào việc phân định các ứng viên cho chức linh mục dù họ đã làm ở một số nơi.
Vì đây là điểm mới thứ hai của Thượng Hội đồng, ít được để ý hơn nhưng cực kỳ quan trọng, Tài liệu cuối cùng đã được biểu quyết ngày thứ bảy 26 tháng 10 sẽ được Đức Phanxicô ban hành không cần sửa lại, như thế ngay lập tức, đây là văn bản tham khảo của Thượng Hội đồng.
Theo thông lệ, vài tháng sau khi kết thúc Thượng Hội đồng, các giáo hoàng viết “tông huấn” nhưng năm nay, Tài liệu cuối cùng được được dùng như tài liệu tổng hợp để tham khảo, được Giáo hoàng phê chuẩn và đưa vào huấn quyền. Ngài có thể bỏ các biện pháp đã được thượng hội đồng biểu quyết. Tháng 2 năm 2020 ngài đã làm với Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Querida Amazonia, đề xuất việc phong chức cho các ông đã lập gia đình dù đã được Thượng Hội đồng Amazone bỏ phiếu tán thành tháng 10 năm 2019.
Tối thứ bảy 26 tháng 10, trong bài phát biểu bế mạc trước các thành viên Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô đã biện minh cho quyết định của ngài: “Những gì chúng tôi đã phê duyệt là đủ, tài liệu có những chỉ dẫn rất cụ thể có thể dùng làm kim chỉ nam cho sứ mạng của các Giáo hội, đó là lý do vì sao tôi công bố ngay cho mọi người.” Ngài giải thích ngài muốn “qua đó thừa nhận giá trị của con đường đồng nghị đã hoàn thành, các quyết định đã được đưa ra dưới ánh sáng của con đường đồng nghị”.
Giáo hội đồng thuận
Trung thành với phương pháp triều giáo hoàng của ngài, thay vì đưa ra các dự án lý thuyết, Đức Phanxicô thử nghiệm cải cách trên đường đi, như ngài đã làm để cho phép một số người ly dị và tái hôn được rước lễ. Cũng vậy với Thượng Hội đồng về việc quản trị Giáo hội, hứa hẹn sẽ có chương trình với các yếu tố cải cách đặc biệt, kể cả việc đặt câu hỏi về tình trạng độc thân của các linh mục đã có trong các Tài liệu chuẩn bị, trở thành một loại thử nghiệm trong đó toàn thể Giáo hội phải thay đổi phương pháp làm việc và ra quyết định của mình. Mọi người được mời gọi cho ý kiến cho đến khi có được đồng thuận, đó là phương pháp đồng nghị.
Bằng cách từ bỏ việc viết bản tổng hợp hậu Thượng Hội đồng, Đức Phanxicô muốn nêu gương cho việc áp dụng một Giáo hội dân chủ hơn vào thực tế, ngược với việc tập trung hóa và hoạt động theo hình chóp của thứ trật. Dù chỉ có một mình ngài là người xác nhận các quyết định trong tương lai, vì theo ngài “tài liệu được bình chọn không mang tính quy phạm”.
Sự thật qua tiến trình cởi mở này, mọi người giờ đây đều có tiếng nói, bao gồm một yếu tố mới thứ ba, kiểm soát và “đánh giá” ở mọi cấp độ, kiểm soát trên cơ sở của những người thực thi trách nhiệm: các linh mục giáo xứ, giám mục, sứ thần tòa thánh, các Hội đồng Giám mục, các cơ quan Rôma. Một đề xuất cho biết: “Không nên chỉ yêu cầu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các trường hợp lạm dụng tình dục, tài chính hoặc các hành vi lạm dụng khác”. Tính minh bạch này cũng liên quan đến lối sống của các mục tử, các kế hoạch mục vụ, các phương pháp truyền giáo và cách thức Giáo hội tôn trọng phẩm giá con người, chẳng hạn các điều kiện làm việc trong các tổ chức của họ. Ngay cả việc phổ biến “tính đồng nghị” trong Giáo hội phải được đánh giá như các công ty đánh giá để xác minh “tiến bộ đạt được” và kiểm soát “việc thực hiện tất cả các mục vụ và sứ mệnh trong Giáo hội”!
Tất cả đều có sự tham gia rộng rãi hơn “của giáo dân trong tất cả các quá trình ra quyết định”. Có thể được cho là “bắt buộc”, như “lời khuyên” đã được quy định trong giáo luật qua các Hội đồng mục vụ giáo phận, hội đồng mục vụ giáo xứ, lời khuyên về các vấn đề kinh tế.
Các giám mục dưới sự kiểm soát
“Giáo dân”: điểm mới thứ tư đáng chú ý với “các mục vụ giáo dân” có thể được thành lập tùy theo “sáng tạo” của mỗi người dựa trên nhu cầu mục vụ địa phương. Tương tự như vậy, một “thừa tác vụ lắng nghe và hỗ trợ” có thể được thành lập, ủy thác cho giáo dân để sẵn sàng phục vụ tất cả những ai cần được lắng nghe.
Cuối cùng, giáo dân có thể cử hành “phép rửa tội và hôn nhân”. Nhưng với việc “giáo dân giảng lễ”, như thế là phụ nữ có thể giảng lễ đã không có đủ sự hỗ trợ để chính thức hóa vào Tài liệu, nhưng một nghiên cứu về vấn đề này sẽ được Vatican đề ra.
Điều quan trọng là để giáo dân không có những mong chờ quá mức và không thực tế nơi giám mục, vì giám mục cũng là người anh em mong manh, dễ bị cám dỗ, cần được giúp đỡ như những người khác. – Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội đồng
Mặt khác, các giám mục cảm thấy mình bị mất một phần thánh thiêng nào đó, không phải ở trách nhiệm thiêng liêng của họ nhưng ở tính chất không thể sai lầm về mặt nhân bản của họ: “Điều quan trọng là để giáo dân không nuôi dưỡng những mong chờ quá mức và không thực tế nơi giám mục, nhớ rằng ngài cũng là người anh em mỏng manh, dễ bị cám dỗ, cần được giúp đỡ như những người khác. Vì thế một cái nhìn lý tưởng hóa về giám mục không tạo điều kiện thuận lợi cho thừa tác vụ tế nhị của họ, giáo dân nên hỗ trợ qua sự tham gia của toàn thể dân Chúa vào sứ mạng trong một Giáo hội thực sự có tính đồng nghị”.
Do đó ở đây Thượng Hội đồng kêu gọi bổ nhiệm các linh mục và giám mục trong tinh thần “phân định can đảm hơn về những gì thuộc về thừa tác vụ thụ phong và những gì có thể và phải được ủy thác cho người khác”. Việc phân phối nhiệm vụ và trách nhiệm này sẽ giúp chống lại “lạm dụng tình dục, kinh tế, lương tâm và quyền lực của các thừa tác viên Giáo hội”.
Các Giáo hội ở các châu lục
Điểm mới thứ năm, việc thiết lập tính bổ trợ giữa Vatican và các Giáo hội địa phương. Điều này cuối cùng có thể làm lung lay sự cân bằng hiện tại của Giáo hội công giáo đã rất tập trung vào Tòa thánh, các quyết định đã được thực hiện ở đây.
Ý tưởng này xuất phát từ Công đồng Vatican và đã được bảy “Cuộc họp Hội đồng giáo sĩ Lục địa” tổ chức vào đầu năm 2023 để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng, có thể sẽ trở thành một mô hình mới về tổ chức và về các thứ trật ra quyết định. Văn bản được thông qua ngày thứ bảy nêu rõ: “Tình trạng thần học và giáo luật cũng như tình trạng các nhóm lục địa của các Hội đồng Giám mục phải được làm rõ hơn để có thể khai thác tiềm năng phát triển một Giáo hội đồng nghị hơn. Điều này tùy thuộc vào các Chủ tịch của các Hội đồng Giám mục lục địa trong việc khuyến khích và hỗ trợ việc tiếp tục trải nghiệm này.”
Một đề xuất khác trong Tài liệu cũng đi theo hướng này sẽ làm cho Vatican trở nên phụ thuộc, không còn chế ngự các Hội đồng Giám mục, không văn bản Rôma quan trọng nào được thông qua mà không tham khảo ý kiến các Hội đồng Giám mục: “Trước khi xuất bản các tài liệu quan trọng, các Bộ phải tham khảo ý kiến với các Hội đồng Giám mục.”
Với gợi ý này: “Chúng ta có thể xác định, thông qua nghiên cứu thần học và giáo luật, những vấn đề nào nên dành cho giáo hoàng (reservatio papalis) và những vấn đề nào có thể chuyển đến các giám mục trong các Giáo hội của họ hoặc trong các nhóm của Giáo hội.”
Điều đó nói lên rằng, sự thúc đẩy mạnh mẽ của các giám mục Đức trong Thượng Hội đồng đã tìm cách trao thêm quyền lực, và do đó là quyền tự chủ cho các Hội đồng Giám mục nhằm làm bất lợi cho Rôma nhưng phong trào này đã bị hội đồng bác bỏ và chỉ xuất hiện trong Tài liệu cuối cùng.
Cũng vậy, việc tạo ra một phụng vụ phù hợp với tính đồng nghị đã được dự kiến. Dự án này sẽ tạo một nhóm nghiên cứu nhằm “giúp tất cả các cộng đồng, trong sự đa dạng của các nền văn hóa và truyền thống sẽ áp dụng các nghi thức phụng vụ thể hiện khuôn mặt của một Giáo hội đồng nghị. Nhưng khi hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo tối thứ bảy, các thành viên có trách nhiệm về vấn đề này trong Thượng Hội đồng vẫn còn rất mơ hồ.
Sự phân cấp này của Vatican có thể dẫn đến sự suy yếu quyền lực ngày nay của Tòa Thánh dù Tài liệu bảo đảm: “Trong một Giáo hội đồng nghị, thẩm quyền ra quyết định của giám mục, của Giám mục đoàn, của Giám mục Rôma là bất khả nhượng, vì bắt nguồn từ cơ cấu phẩm trật của Giáo hội được Chúa Kitô thành lập để phục vụ sự hiệp nhất và tôn trọng sự đa dạng hợp pháp. Tuy nhiên, nó không phải là không điều kiện.”
Xem xét lại thẩm quyền của Giáo hoàng
Tài liệu nhận xét: “Giám mục Rôma, nguyên tắc và nền tảng của sự hiệp nhất Giáo hội là người bảo đảm tính đồng nghị: ngài có nhiệm vụ triệu tập Giáo hội tham gia Thượng hội đồng, chủ trì và xác nhận kết quả. Với tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, Giám mục Rôma có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ di sản đức tin và luân lý, bảo đảm các tiến trình đồng nghị mang lại chứng tá và hiệp nhất cho Giáo hội.”
Tối thứ bảy trong cuộc họp báo, ông Andréa Tornielli, một giáo dân, giám đốc biên tập các phương tiện truyền thông Vatican giải thích: “Thượng hội đồng về tính đồng nghị kêu gọi thay đổi não trạng, Chúng ta không nên xem tính đồng nghị như công việc giấy tờ được thực hiện theo cách gia trưởng với một vài cải cách nhỏ hời hợt. Thượng Hội Đồng kêu gọi chúng ta suy nghĩ lại về việc phục vụ quyền bính, kể cả việc phục vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô. Giáo dân và đặc biệt phụ nữ có trách nhiệm lớn hơn trong Giáo hội.”
Theo ông, vấn đề là tạo ra “một hình ảnh mới về Giáo hội cho các cơ cấu Giáo hội theo quan điểm mới này, không còn đại diện cho nơi giáo dân phải hội tụ, nhưng hỗ trợ để dân Chúa hoàn thành nhiệm vụ.” Mục đích là tái khởi động Giáo hội đi theo hướng tới sứ mệnh: “Chân trời của Tài liệu Đức Phanxicô muốn trao ngay lập tức cho toàn thể Giáo hội, đó là sứ mệnh.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn tin: www.phanxico.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn