Giáo xứ Vinh Hương

50 năm con người đặt chân lên mặt trăng

Thứ bảy - 20/07/2019 01:50
"Càng tìm hiểu về tạo vật chúng ta càng trân trọng sự vĩ đại của Tạo Hoá"

Với những bước chân đầu tiên của con người trên mặt trăng, "điều bất khả đã thành hiện thực", tu sĩ dòng Tên Guy Consolmagno nói: một bài học mời gọi "đừng ngại giải quyết những vấn đề 'không thể' của ngày nay". Giám đốc Đài thiên văn Vatican lưu ý trong một diễn đàn của báo Osservatore Romano, ghi nhớ sự kiện lịch sử mà chính Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã trải qua cách đây 50 năm.

"Đó là một tối chủ nhật, ngày 20 tháng 7 năm 1969, khi ĐGH Phaolô VI gửi thông điệp cho các phi hành gia Apollo 11: từ Castel Gandolfo, ĐGH Phaolô VI nói chuyện trực tiếp với các phi hành gia. Gửi lời chào trân trọng và phép lành tới các bạn, những người chinh phục mặt trăng, nguồn ánh sáng dịu dàng ban đêm và ước mơ của chúng ta! Qua sự hiện diện sống động của các bạn, hãy giữ lấy tiếng nói của Thần Khí, giai điệu của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá và là Cha chúng ta. Chúng tôi đang sát cánh với các bạn bằng lời chúc mừng và cầu nuyyện. Giáo Hoàng Phaolô VI và toàn thể Giáo hội Công giáo".    
 
"Một màn hình lớn được lắp đặt trong mái vòm viễn vọng kính Schmidt, và từ đó ĐGH nhìn mặt trăng qua viễn vọng kính... vào lúc 10g17phút giờ Roma, ngài nhìn thấy các phi hành gia đáp xuống và nghe được câu nổi tiếng: 'Aquila đã tiếp đất'. Sau đó ĐGH cùng nhiều lãnh đạo khác trên thế giới nói chuyện với các phi hành gia trên mặt trăng".

Nhà thiên văn học dòng Tên chỉ ra rằng kể từ sự kiện này, "sự hiểu biết của chúng ta về mặt trăng và đài thiên văn Vatican đã thay đổi đáng kể": kính viễn vọng Schmidt đã đóng cửa vào năm 1982, ô nhiễm ánh sáng gia tăng khiến cho việc quan sát thiên văn vốn đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt không thể thực hiện. Bản đồ thiên văn từ năm 1891 được khôi phục cho phép các quan sát ngẫu nhiên bầu trời đêm; nhưng hiện nay các nhà thiên văn Vatican làm việc ở Arizona.

Mặc dù "chạy đua vào vũ trụ" trong thời chiến tranh lạnh đã qua rồi, động lực của con người "về cơ bản vẫn không đổi: tất cả mọi thứ, từ leo núi hay vượt biển, đi trên mặt trăng thuộc về những dịch vụ "không để thức ăn trên bàn", nhưng "nuôi dưỡng chúng ta bằng những thứ bên ngoài dạ dày". "Có rất nhiều những hoạt động đang thực sự cần thiết cho chúng ta, loài thụ tạo động vật mà hơn cả động vật. Như Kinh Thánh nhắc nhở: Người ta không chỉ sống bằng cơm bánh. Sứ mệnh Appolo là thực phẩm nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta".

Giám đốc đài thiên văn Vatican trình bày những phát minh khoa học từ cuộc đổ bộ đầu tiên lên mặt trăng: Những hố thiên thạch trên bề mặt mặt trăng cho phép nghiên cứu về sự tiến hóa của hệ mặt trời từ khi mới xuất hiện cách nay 4,6 tỷ năm, về nguồn gốc chung của mặt trăng và trái đất... Các mẫu đá Apollo mang về, trái với những mảnh thiên thạch bị biến chất trong bầu khí quyển trái đất, đang được lưu giữ trong một môi trường có kiểm soát. Ngoài ra, cho đến nay những mẫu này cũng chưa được nghiên cứu và công bố bởi tài liệu lưu trữ từ 50 năm trước đây.

Một thế giới mỏng manh, nhưng là một thế giới vô hạn

Sự kiện đáp xuống mặt trăng vươn ra ngoài tầm khoa học: "Bằng việc đáp xuống mặt trăng, chúng ta đã có thể nhìn lại một viễn cảnh mới. Trong thực tế, những hình ảnh quan trọng nhất của nhiệm vụ mặt trăng là những bức ảnh Trái Đất trông như một quả bóng nhỏ với bầu khí quyển có màu xanh tinh tế, nơi mà sự sống phải tồn tại, bao gồm cả sự sống con người. Những hình ảnh này cho chúng ta thấy một thế giới mỏng manh, nhưng là một thế giới vô hạn".

Đáp xuống mặt trăng là "một ẩn dụ mà con người có thể đạt được khi dành nhiều tâm trí và nỗ lực nhắm đến mục tiêu, và không ngại những vấn đề chưa giải quyết được". Thật vậy, "nếu chúng ta đã đến mặt trăng, tại sao chúng ta không thể... sửa chữa các lỗ hổng, kiểm soát thời tiết và chữa cảm lạnh thông thường?

Nhà thiên văn học nhìn thấy "dấu hiệu của hy vọng": "Với ý chí chính trị, điều không thể sẽ thành hiện thực. Đây là lý do tại sao chúng ta không ngại giải quyết những vấn đề tưởng như không thể của ngày nay như nghèo đói hay biến đổi khí hậu... càng từ chối giải quyết chúng ta càng phí công và trả giá đắt".

Với các tín hữu, còn có "thêm một bài học" từ sự kiện chinh phục mặt trăng, vị tu sĩ dòng Tên kết luận: "Càng tìm hiểu về tạo vật, chúng ta càng trân trọng sự vĩ đại của Tạo Hoá".



Tác giả bài viết: ZENIT, 19.07.2019, Anne Kurian - Huuchanh dịch

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây