Giáo xứ Vinh Hương

Các nhà sáng tạo mô tả “phép lạ” đằng sau tài khoản Twitter bằng La ngữ của ĐGH Phanxicô

Thứ ba - 18/02/2014 19:48

Tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha bằng 9 sinh ngữ thông dụng trên thế giới đã có hơn 10 triệu người theo dõi. Điều bất ngờ nhất là tài khoản bằng tiếng La ngữ. Theo dự kiến ban đầu, tài khoản này sẽ thu hút khoảng 5.000 người theo dõi nhưng hiện nay đã có hơn 213.000 người.

Cha FR. DANIEL GALLAGHER, Học giả La ngữ, Phủ Quốc Vụ khanh cho biết:

“Điều đó hầu như một phép lạ. Chúng tôi không biết chắc lý do tại sao tài khoản này đã thành công lớn như vậy. Tuy nhiên, từ các thư từ nhận được, các tin nhắn và các ý kiến đóng góp, quả rõ ràng nhiều người trong công chúng vẫn nghĩ rằng La ngữ ngày nay vẫn còn là một ngôn ngữ rất hữu ích, dù là dùng để trao đổi những suy nghĩ cao siêu hay chỉ để giao tiếp bình thường. Thực tế là có một nền văn hóa lớn đằng sau ngôn ngữ này.”

Mặc dù, xem ra khá mỉa mai, nhưng thực tế cho thấy dù La ngữ là một ngôn ngữ không được dùng để nói trong nhiều thế kỷ qua, nó vẫn có thể trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến nhất và hiện đại.

Cha FR. DANIEL GALLAGHER nói tiếp:

“La ngữ có khả năng thể hiện trọn vẹn các ý tưởng một cách súc tích, mạch lạc, và sinh động mà nhiều ngôn ngữ khác không thể biểu đạt. Những gì chúng ta thường phải dùng đến 12 hoặc 14 từ để biểu đạt bằng các ngôn ngữ khác thì bằng La ngữ chỉ bốn từ là đủ. La ngữ nổi tiếng về khả năng tỉnh lược, và thể hiện chính xác những điều muốn diễn đạt.”

Hiện nay số người theo dõi tài khoản Twitter của Đức Thánh Cha bằng La ngữ còn đông hơn số người theo dõi bằng tiếng Ả Rập, Ba Lan và tiếng Đức.

Cha  DANIEL GALLAGHER nói:

“Không thể nói đích xác nơi cư trú của những người theo dõi các tài khoản của Đức Thánh Cha. Nhưng nhiều người Đức nói với chúng tôi họ thích theo dõi tài khoản bằng La ngữ của Đức Thánh Cha. Chúng ta biết là việc học La ngữ vẫn còn rất phổ biến trên toàn nước Đức, đến mức mà học sinh lớp Tư hay lớp Năm đã có thể bắt đầu hiểu nội dung của những lời nhắn.”
Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã sử dụng La ngữ để trao đổi với nhau, và truyền bá thông điệp Tin Mừng trên toàn thế giới. Trong thời hiện đại, có vẻ như xã hội ngày nay đã biết đánh giá cao cổ ngữ này.
Jos. Tú Nạc, NMS
(Nguồn: thanhlinh.net)
 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây