Giáo xứ Vinh Hương

Ở Yerevan, Đức Phanxicô đã nói đến nạn diệt chủng ở Armênia

Thứ bảy - 25/06/2016 22:22

 
Trong chuyến đi Armênia tháng 9 năm 2001, Đức Gioan-Phaolô II đã thận trọng không tuyên bố chữ này.

Xa tâm bão Âu châu do vụ Brexit gây ra, chính trong thinh lặng mà Đức Phanxicô sẽ bắt đầu ngày thứ bảy ở đài tưởng niệm Tsitsernakaberd ở Yereva, thủ đô Armênia. Đài tưởng niệm nhắc lại vụ thảm sát 1.2 triệu nạn nhân Armênia do người Thỗ Nhỉ Kỳ chủ trương từ năm 1915 đến 1918… Tại đây, ngài sẽ nói đến chữ diệt chủng hay không, như, ngoài mọi mong chờ, chiều thứ sáu ngài đã tuyên bố trước các nhà cầm quyền và ngoại giao đoàn?

Thật ra bài diễn văn soạn sẵn của ngài dùng chữ “Metz Yeghérn”, có nghĩa là “tội ác lớn”, và ngài sẽ đọc tiếp. Sau đó sẽ là câu sau: “Bất hạnh thay, thảm kịch này mở đầu cho danh sách đau buồn khủng khiếp của những tai họa của thế kỷ vừa qua, đưa đến những lầm lạc về các phong trào chủng tộc, ý thức hệ ý hoặc tôn giáo” với “chương trình hạ triệt hoàn toàn các dân tộc”. Đức Phanxicô, rất ý thức việc thêm chữ diệt chủng ngoài dự trù này sẽ làm Thổ Nhĩ Kỳ giận, nhưng, hai mắt ngài nhìn thẳng vào đám đông, và ngài bắt đầu câu sau: “Thảm kịch này, nạn diệt chủng này, đã mở đầu cho danh sách đau buồn… vv.”

Trong chuyến đi Armênia tháng 9 năm 2001, Đức Gioan-Phaolô II đã không tuyên bố chữ này, nhưng đã cùng ký bản tuyên ngôn chung với Đức Thượng Phụ Karekine II, lãnh đạo Giáo hội Armênia, thì trong bản tuyên ngôn chung có nói rõ là “diệt chủng”. Đây là lần đầu tiên, một giáo hoàng dám ở trong quan điểm của Armênia để chống Thỗ Nhỉ Kỳ, để công nhận một sự kiện lịch sử và nói lên mà không ngại, bởi chính mình và một cách công khai.

“Hành hương ở nước kitô giáo đầu tiên”

Trong bài diễn văn chiều thứ sáu, tổng thống Armênia Serge Sargsian đã nhấn mạnh chữ này ba lần: “Chúng tôi không đi tìm thủ phạm. Chúng tôi không đưa ra lời tố cáo. Chúng tôi đơn giản muốn gọi sự việc theo đúng tên của nó, như thế mới làm cho hai nước láng giềng (Armênia và Thỗ Nhỉ Kỳ) tiến một bước đến một quan hệ đích thực (…), nhận biết quá khứ và có được lòng tha thứ với một lương tâm trong sáng.”

Trước đó, Đức Thượng Phụ Karekine II, người mang tước hiệu “Catholicos của tất cả người Armênia” đã đón Đức Phanxicô ở trụ sở Đền thờ của Thượng phụ. Đức Phanxicô sẽ ở đây ba ngày, chứ không ở tư dinh của Sứ thần Tòa Thánh như thường lệ, đây là dấu hiệu của tình đại kết. Về phần mình, Đức Thượng Phụ Karekine II cũng đã nhấn mạnh ba lần chữ “diệt chủng người Armênia” trong bài diễn văn của mình.

Tuy vậy, chuyến đi Armênia của Đức Phanxicô, chuyến đi thứ 14 ra ngoài lãnh thổ Ý, không có mục đích chính trị. Đây là chuyến đi “hành hương đến nước Kitô giáo đầu tiên” như khẩu hiệu của chuyến đi nói lên, vì nước Armênia là nước kitô giáo kể từ năm 301 sau Thiên Chúa giáng sinh. Chiều thứ sáu, Đức Phanxicô đã kêu gọi, để cho miền đất “được chiếu rọi bởi đức tin” và “lòng can đảm của những người tử đạo” không bị quá khứ che mờ và để được sinh động bởi một “hy vọng còn mạnh hơn các đau đớn”.


Tác giả bài viết: lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois - Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây