Các đội chống khủng bố - được biết đến nhiều hơn với cái tên Densus-88 Polri - đã ngăn chặn kế hoạch tấn công liều chết nhắm vào hai Nhà thờ ở Malang, Đông Java. Vị chỉ huy chống khủng bố giải thích ba nghi phạm bị lực lượng an ninh đặc biệt ngăn chặn có liên hệ - ít nhất là ở cấp độ chính trị - với nhóm cực đoan được gọi là Daulah Islamiyah. Cuộc đột kích ban đêm của Densus-88 Polri được thực hiện tại một ngôi nhà thuê ở làng Jeding, cách trung tâm Malang khoảng 25 km. Thành phố - với hơn 820 ngàn dân - là nơi sinh sống của hàng chục nhóm Kitô giáo.
Trong số ba nghi phạm khủng bố bị bắt, có một phần tử được biết đến với cái tên “Hok”, học sinh trung học được xác định là “người thực hiện” vụ tấn công liều chết. Trong cuộc thẩm vấn, người này thừa nhận sau khi bị những kẻ cực đoan Daulah Islamiyah thuyết phục trong khoảng sáu tháng, muốn đánh bom tự sát tại một trong những Nhà thờ ở Malang. Theo Densus 88 Polri, mạng xã hội của nhóm khủng bố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người trẻ này, đến mức đã dùng một phần số tiền nhận được từ gia đình để mua chất nổ.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất trên thế giới, trong quá khứ đã ghi nhận nhiều vụ tấn công vào các Nhà thờ hoặc các hành động bất khoan dung đối với người thiểu số, trong đó có các Kitô hữu, tín đồ Hồi giáo Ahmadi hay của các tôn giáo khác. Tại tỉnh Aceh - tỉnh duy nhất trong Quần đảo - luật Hồi giáo (sharia) được áp dụng, sau thỏa thuận hòa bình giữa chính quyền trung ương và Phong trào Giải phóng Aceh (Gam); ở nhiều khu vực khác, tầm nhìn về Hồi giáo trong người dân đã bị cực đoan hóa, ngay cả khi chính quyền Jakarta đã cố gắng chống lại chủ nghĩa tại căn. Hơn nữa, một số quy định như giấy phép xây dựng đã bị lợi dụng để ngăn chặn việc xây dựng hoặc niêm phong các nơi thờ phượng, như đã xảy ra ở Tây Java chống lại Nhà thờ Yasmin.
Vatican News
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn