Giáo xứ Vinh Hương

Máng cỏ Giáng Sinh: nguồn gốc và truyền thống

Thứ tư - 19/12/2012 01:17
Máng cỏ
Máng cỏ
Nguồn gốc từ « Máng cỏ »

Theo Tin Mừng thánh Luca, khi Chúa Giêsu sinh ra, Người được đặt trong một máng ăn của súc vật: Từ “crèche - máng cỏ” có nguồn gốc từ tiếng Latinh "cripia", và “máng cỏ” được dùng phổ biến từ đó. Có vẻ như sự ra đời của Chúa Giêsu diễn ra trong một hang đá, có rất nhiều ở Palestine vào thời điểm đó.

Từ thế kỷ III, người Kitô hữu tôn kính máng cỏ trong một hang đá ở Bêlem, nơi được cho là chứng tích của sự kiện Giáng Sinh.
Vào thời Trung Cổ, loại hình kịch và sân khấu rất phổ biến ở châu Âu, mặc dù còn khá thô sơ, không rõ ràng  nhưng sống động và nội dung biểu hiện thường mang ảnh hưởng ngoại giáo và không kiểm soát được. Do vậy, thay vì chính thức nghiêm cấm các hoạt động mang tính ngoại giáo đó, Giáo Hội đã cố gắng thay bằng những  hoạt cảnh sống động về chủ đề Giáng Sinh dựa theo dữ liệu từ Phúc Âm các thánh Mathêu và Luca.

Những hoạt cảnh Giáng Sinh này được trình diễn trong các cử hành phụng vụ để cho tín hữu được “mục sở thị” mà củng cố niềm tin.
 
Những máng cỏ đầu tiên mà chúng ta biết, xuất hiện trong các nhà thờ từ thế kỷ XVI. Năm 1562, các tu sĩ Dòng Tên bắt đầu thiết kế máng cỏ trong nhà thờ, đặc biệt là ở Prague. Đây là một trong những máng cỏ lâu đời nhất được biết đến.

Từ đó, máng cỏ dần dần đi vào các gia đình, chủ yếu là những bức tượng nhỏ bằng thủy tinh, sứ, sáp, vụn bánh mì hoặc bằng gỗ.
 
Máng cỏ Provence
 
Tại Pháp, lệnh cấm trình diễn cảnh tôn giáo trong thời Cách mạng thúc đẩy sự phát triển các máng cỏ gia đình và việc thương mại hoá các nhân vật như  mục đồng má hồng với trang phục thế kỷ XVIII.
Máng cỏ Provence

Sau đó nội dung và hình dạng máng cỏ dần dần dựa trên cuộc sống địa phương. Bằng một phong cách thô sơ, nghệ nhân gợi lên tính chất đặc thù của vùng, làng và truyền thống gia đình.

Đến thế kỷ XIX máng cỏ Provence trở nên phổ biến hơn.

Cuối cùng, máng cỏ thể hiện tất cả các ngành nghề của từng thời kỳ trong trang phục địa phương từ năm 1820 đến 1850.

Những bức tượng nhỏ này gợi nhớ lại sự đơn sơ nguyên thuỷ của hang Bethlehem. Từ “santon” (bức tượng nhỏ) có nguồn gốc từ Provence "santoun" có nghĩa là "thánh nhỏ". Các nhân vật đó được làm bằng vụn bánh mì khô, sau đó sơn dầu và đánh vecni. Kể từ đầu thế kỷ XIX, nghề làm tượng đặc thù này được truyền từ đời này sang đời khác trong truyền thống nghệ thuật dân gian.

Từ năm 1803, máng cỏ truyền thống đã phổ biến trên toàn thế giới: châu Phi bằng gỗ, châu Á với hài nhi Giêsu có đôi mắt xếch. Một số bằng bạc như ở Ru-ma-ni. Tại Mỹ Latinh, có bao nhiêu làng thì có bấy nhiêu máng cỏ, hầu hết được làm bằng gỗ, đất sét, bột muối, thậm chí bằng đường.

Máng cỏ Baroque

Từ thế kỷ XVII, máng cỏ rời khỏi nhà thờ để nghiễm nhiên trang trí các dinh thự Baroque quý phái xa hoa. Thành phố Naples vẫn là một điển hình trong lĩnh vực sản xuất máng cỏ loại này. Hình dạng máng cỏ rất phong phú, thanh lịch và được ưa chuộng trên khắp châu Âu vào thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX.
Máng cỏ Baroque

Máng cỏ Napoli

Tại Ý, giữa thế kỷ XV và XVI xuất hiện máng cỏ đầu tiên theo nghĩa hiện đại của từ ngữ với nhân vật là những bức tượng đầy màu sắc, đôi khi đạt đến kích thước người thật. Thành phố Naples được biết đến vì việc sản xuất máng cỏ: đủ các kiểu và đủ các nhân vật.

Sự tinh tế đạt đến đỉnh cao với cảnh Chúa giáng sinh, trong đó các nhân vật được trang trí phong phú. Tượng nhân vật được làm bằng mụn xơ cốt sắt và bọc nhiều lớp vải, khuôn mặt bằng đất nung và mắt thuỷ tinh.
 

Tác giả bài viết: Huuchanh (lược ghi từ http://www.joyeux-noel.com/noelcreches.html)

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây