Giáo xứ Vinh Hương

Bạn nghĩ mình đang nói gì vậy?

Thứ ba - 22/02/2022 21:48
Chúng ta không giỏi lắm trong việc xác định và gọi tên sự hiện diện và lời mời gọi của Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta đang tương tác.
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lời Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 23 tháng 01.
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa nhật Lời Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, ngày 23 tháng 01.

Một giáo sư dạy triết mà tôi từng gặp cách đây hơn ba thập kỷ tin rằng câu hỏi quan trọng nhất trong môn học là do một "bobby" người Anh - một cảnh sát mặc đồng phục - hỏi ở London. Anh ta hỏi một tội phạm: "Bạn nghĩ bạn đang làm gì?"

Viên cảnh sát đặt câu hỏi với hy vọng là người đó sẽ thú tội. Nhưng cho dù tội phạm tiềm năng có tự thú hay không thì câu trả lời cho câu hỏi vừa quan trọng trong việc cung cấp cho cảnh sát thông tin cần thiết về người được thẩm vấn, vừa khiến người đó tự giác.

Câu hỏi này có thể được đặt ra từ những người tự tin đang tìm cách quảng bá tầm quan trọng của họ đối với chúng ta. Hoặc chúng ta cũng tự hỏi mình câu tương tự. Sigmund Freud, tác giả của bộ môn Phân tâm học cũng hỏi như vậy. Và đó là nguồn gốc và là trung tâm của trí tuệ cho loài người kể từ khi Socrates tuyên bố rằng hiểu bản thân là phần kiến ​​thức quan trọng nhất và khi đã hiểu, chúng ta mới sống đúng với bản chất của mình.

Nhưng khi có câu hỏi, việc hỏi tôi đang trả lời ai và tôi đang trả lời vấn đề gì trong cuộc đối thoại nội tại của chính mình là điều căn bản. Ở mức độ trưởng thành và thăng hoa nhất, trả lời câu hỏi đó giải thích những gì tôi dự định làm và cũng có thể mở ra cánh cửa cho phần kiến ​​thức quan trọng khác của bản thân: động lực của tôi.

Trong mọi hoàn cảnh, động lực của chúng ta là căn bản. Chúng ta có muốn đạt được một mục tiêu, đạt được kết quả, thoả mãn một số sở thích cụ thể không? Chúng ta có muốn trấn an tinh thần, thoát khỏi thử thách, tránh khỏi mối đe dọa không? Có thể có một loạt các mục đích tự bảo vệ và tự thăng tiến khác như vậy. Có lẽ động lực lớn nhất và thường xuyên nhất là tìm kiếm sự chấp thuận từ những người mà chúng ta tham khảo và sự chấp thuận của họ có ý nghĩa quan trọng.

Nhưng, bất kể trong hoàn cảnh nào, chúng ta đang tương tác với một hoặc nhiều người khác mà danh tính và uy tín của họ có thể định hình hành động và mục đích của chúng ta. Và một trong những người quan trọng đó chính là Chúa.

Giờ đây, "Thiên Chúa" có thể có vô số vai trò khác nhau: Chúng ta có thể tìm cách làm hài lòng Thiên Chúa với tư cách là người có thẩm quyền tối thượng - hoặc điều mà chúng ta giả định là như vậy - trong cuộc sống của mình. Chúng ta có thể xem Chúa là người tạo ra một bộ quy tắc sống và tìm cách xoa dịu Ngài là người ban hành quy tắc. Và còn nhiều hình thức đại diện khác mà Chúa có thể đảm nhận trong cuộc sống của chúng ta.

Nói chung, chúng ta không giỏi lắm trong việc xác định và gọi tên sự hiện hữu và lời mời gọi của Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta đang tương tác. Một số người và chính trị gia đã từng làm điều này bằng cách tuyên bố "Chúa đứng về phía chúng tôi."

Hậu quả thảm khốc của cách chơi quá đơn giản và thô thiển này - chỉ cần nhìn vào chiến tranh thế giới thứ nhất để biết lần sử dụng gần đây nhất và thảm hại nhất của thứ vô nghĩa này - đã khiến cho việc sử dụng chiếc "thẻ thần diệu" này khác xa với cách sử dụng thường xuyên ở phương Tây.

Nhưng những trường hợp như vậy thật là thô thiển và hoàn toàn thiếu sót, thế mà chính chúng ta đang thực hiện hàng ngày vì mỗi ngày chúng ta đều được Chúa mời gọi để Ngài có thể trợ giúp nhiều hơn trong cuộc sống và để chúng ta hợp tác với những mục đích và hành động Chúa muốn chia sẻ với chúng ta.

Chỉ cần nghĩ đến số lần bạn thấy mình được yêu cầu từ bỏ quyền kiểm soát một tình huống hay cho phép một chuỗi sự kiện xảy ra có thể mang lại lợi ích cho nhiều người hoặc ngược lại, trở thành một thảm họa hoàn toàn.

Đây là những khoảnh khắc của quyết định và sự lựa chọn mà chúng ta được mời gọi chấp nhận rủi ro. Đây là những khoảnh khắc thử thách đối với niềm tin và hy vọng của chúng ta. Đây là những khoảnh khắc mà chúng ta gặp phải giới hạn của chính mình và biết phó thác nơi Đấng Quyền Năng Vô Hạn mà chúng ta cảm nhận được, ngoài tầm với và khả năng kiểm soát của mình.

Đấng đó không phải là "Thiên Chúa" mà chúng ta cần một dấu lạ khi muốn yên ổn, không phải là Đấng khiến chúng ta nhìn qua vai vì sợ hãi, không phải là Đấng ban cho chúng ta những quy tắc và luật lệ phải tuân giữ. Nhưng Ngài là người bạn đồng hành và là người hướng dẫn của chúng ta. Ngài là Đấng "có thể làm nhiều gấp ngàn lần những gì chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới" (Ep 3,20).

 
Chuyển ngữ từ: Michael Kelly S.J., "What do you think you are talking to?",
UCANews

Tác giả bài viết: Huuchanh VH

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây