Giáo xứ Vinh Hương

Sự đóng góp của giáo lý trong hành trình giáo dục con người

Thứ ba - 16/08/2011 03:58

Sự đóng góp của giáo lý trong hành trình giáo dục con người

Nếu chúng ta muốn canh tân kiểu giáo dục truyền thống, cần phải khởi đi từ việc canh tân cộng đoàn Kitô hữu, trước tiên là từ người lớn.

 

1.   Ý nghĩa của thuật ngữ “giáo dục”

- Giáo dục là dẫn vào thực tại, dẫn đến thực tại toàn vẹn” (L. Giussani che cita J. A. Jungmannn) "tiếp tục sinh ra" (S. De Giacinto);

- Trao tặng một sự trợ giúp, nâng đỡ và hướng dẫn đến những cái mới mẻ của xã hội, trong suốt tiến trình đó, người được hướng dẫn không ngừng ý thức tiến đến chỗ tự lập (nghiên cứu của Liên hiệp Giáo chức Công giáo Ý/UCIIM);

- “là những sửa đổi có kế hoạch của con người đều là sự quyết định tự do, đặc biệt trong những năm tuổi trẻ, nhờ vào việc can thiệp từ bên ngoài” (J. Dikov).

- “đó là việc mà tôi trao tặng cho con người tôi lòng dũng cảm, sự tự tin, là việc mà tôi chỉ cho tôi biết bổn phận của tôi là gì, là việc mà tôi can thiệp vào hành trình sống của tôi, giúp tôi có được sự tự do đối với chính mình. Vì thế tôi phải khởi đầu một câu chuyện về nhân loại và một câu chuyện mang tính cá nhân… Cuộc sống chỉ được thức tỉnh và thắp sáng từ cuộc sống. Sức mạnh giáo dục hệ tại ở việc chính tôi hướng mình về phía trước và tôi phải nỗ lực để lớn lên. Sau hết, như các tín hữu thường nói: giáo dục là việc dạy cho người khác tìm ra con đường đến với Thiên Chúa: không chỉ là chấp nhận những quy tắc trong cuộc sống, nhưng là “đứa trẻ này của Thiên Chúa” lớn lên cho tới khi đạt tới sự trưởng thành của Đức Kitô. Con người là con đường dẫn đến Thiên Chúa” (R. Guardini, Persona e libertà, Brescia 1987).

2.      Việc giáo dục:

- Là trách nhiệm của nhiều người, nhiều giới: gia đình, giới lao động, trường học, cộng đoàn Kitô hữu, nhóm thể thao, bạn bè, những phương tiện truyền thông, vv.

- Ngày nay việc giáo dục được thực hiện trong một xã hội mang tính đa dạng do nhiều khía cạnh; khái niệm về con người thường đối nghịch với những hệ quả của “sư phạm khác biệt”;

- Quyền-phục vụ, về cơ bản trong một hành trình giáo dục, lẫn lộn với “uy quyền/quyền hành”

- Việc giáo dục liên quan đến tự do của người được giáo dục vì thế đó là một nguy cơ giữa hai sự tự do: tự do của nhà giáo dục và tự do của người thọ giáo. Không có chỉ thị nào ra lệnh sử dụng tự do. Theo nghĩa này, giáo dục là nghệ thuật: đặc sủng và năng lực/khả năng.

- Để tin tưởng vào sự hữu hiệu của giáo dục cần khắc phục ý tưởng cho rằng phải có những điều kiện “xuất sắc” để giáo dục. Không một kỹ thuật nào có thể thay thế được con người. Trong bất kỳ tình huống nào người ta đều có thể và phải “làm” giáo dục.

3.      Một vài “lưu ý” dành cho việc giáo dục trong một xã hội đa dạng

- Ý thức rằng xã hội đồng nhất của ngày xưa không còn tồn tại nữa. Những biến đổi sâu xa của xã hội ngày nay đã làm đổ vỡ khế ước giáo dục giữa gia đình với xã hội và Giáo Hội. Chúng làm suy giảm cách thế phối hợp và cộng tác chung trong việc dẫn vào thực tại cũng như việc chuyển giao nghệ thuật sống.

- Cân nhắc nguy cơ phân rẽ của bản thể. Đứa trẻ bị choáng ngợp bởi những thông điệp mâu thuẫn nhau mà nó nhận được từ những nguồn giáo dục khác nhau. Chúng ta đang đứng trước một thách đố giáo dục mà gần đây và trước đây không có.

- Tránh những hạn chế (đặt người thọ giáo vào "một cái chuông thủy tinh” (una campana di vetro)", không dám cho nó đối diện với những nhận thức và kiểu sống khác với nó, hoặc để nó đơn độc trong những môi trường sống khác biệt.

- Sống kinh nghiệm cộng đoàn như điều kiện để giáo dục.

4. Những điều kiện để việc dạy giáolý góp phần vào việc giáo dục con người. Cộng đoàn như điều kiện của việc giáo dục đức tin

- Trong tài liệu “Giáo dục đời sống tốt lành theo Tin Mừng" các Giám mục đã khẳng định: "Giáo xứ, là một cộng đoàn gần gũi cách đặc biệt với kinh nghiệm của con người và môi trường sống, giáo xứ được coi là cộng đoàn giáo dục đức tin hoàn hảo nhất. Bằng cách loan báo Tin Mừng, dạy giáo lý, cử hành phụng vụ và cầu nguyện, đời sống hiệp thông trong đức ái, cộng đoàn cống hiến những yếu tố cơ bản cho hành trình của người tín hữu tiến về sự trọn hảo của đời sống trong Đức Kitô (39)".

- Xác quyết này thật là đúng, tôi nghĩ rằng trong mỗi cộng đoàn giáo xứ vừa có thể cùng với anh chị em mình gặp gỡ Đức Kitô và bước đi theo Ngài, vừa có thể chia sẻ lý tưởng này với nhau. Đây là điều mà có thể có rất nhiều Giám mục cũng muốn trình bày một mô hình cộng đoàn giáo xứ như vậy để chúng ta hướng đến mà xây dựng.

- "Chúng ta phải công nhận rằng các giáo lý viên rất khó khăn và có cảm giác cô đơn trong việc cảm nhận hoạt động giáo dục của họ nảy sinh từ việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cộng đoàn (địa phương và giáo xứ) như là chủ thể thích hợp cho việc rao giảng, cho ý thức truyền giáo để tìm ra những hình thức thực hành có tính thuyết phục" (Brambilla C. G.).

- Nếu chúng ta muốn canh tân kiểu giáo dục truyền thống cần phải khởi đi từ việc canh tân cộng đoàn Kitô hữu trước tiên là từ người lớn. Việc tái sinh của cộng đoàn Kitô hữu trước hết là nhờ vào ân sủng, do lời khẩn cầu, thứ đến là do trách nhiệm của chúng ta. Đây là một bổn phận mà chúng ta phải đảm nhận bởi vì mô hình của giáo xứ được cấu tạo như trước đây đã bị khủng hoảng trong một xã hội biến đổi. Chúng ta được mời gọi để tái lập một cộng đoàn mang khuôn mặt truyền giáo trong một xã hội đa dạng, đa tôn giáo và trần tục.

Việc tái sinh một cộng đoàn Kitô hữu sống động bắt đầu bằng việc hoán cải cá nhân theo Đức Kitô. ĐTC Bênêđictô XVI trong Tông huấn Thiên Chúa là Tình yêu đã viết: "Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố, với một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát. Vì thế cuộc gặp gỡ Đức Kitô là một kinh nghiệm bởi vì nó chi phối các phạm vi tình cảm, trí khôn và thân xác. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gal 2,20).“Tôi, nhưng không còn là tôi nữa”. Có một sự liên tục trong sự gián đoạn nơi con người, nơi mà nhân loại được biến đổi từ cuộc gặp gỡ Đức Kitô. Cái tôi của tôi được hòa nhập vào cái lớn hơn đó là Giáo Hội. Sự thuộc về Đức Kitô gắn kết tôi với anh chị em, và anh chị em cũng trở nên anh chị em của tôi. Kitô giáo luôn luôn là một sự kiện cá nhân mang tính cộng đoàn.

Trong Tin Mừng Gioan 1,13-39 hai môn đệ hỏi Chúa Giêsu: «Thưa Thầy, Thầy ở đâu?». Chúng ta đã biết câu trả lời của CGS: «Hãy đến mà xem». Ở lại với Ngài cùng với bạn bè, khát khao hiểu biết Ngài sâu sắc hơn, đây là một cách hiểu biết duy nhất nơi sâu thẳm cõi lòng.

Bằng cách này cộng đoàn cảm nghiệm “cung điện” của Đức Kitô: nơi mà Chúa làm cho chúng ta có thể gặp Ngài "trong dấu chỉ của một sự gần gũi nhân loại” (Scola). Có điều chắc chắn rằng “Mầu nhiệm thì đi xa hơn dấu chỉ, Mầu nhiệm luôn là một Đấng. Tôi không thích dấu chỉ như nó là dấu chỉ cho nên tôi không thích sự gần gũi mang tính Giáo Hội (hiệp thông) chỉ như là sự gần gũi, mà tôi thích Giáo Hội như là người dẫn tôi đến Mầu nhiệm, trong Giáo Hội và chỉ nơi Giáo Hội cơn khát của của tâm hồn tôi mới có thể được xoa dịu bởi vì Chúa Cha đã hình thành nên tôi như thế qua bàn tay của Ngài (Scola)”. Đôi khi bạn bận tâm về “những người còn ở xa” (mà ai ở xa Thiên Chúa?) chúng ta không nhận ra rằng có những người đang ở gần với chúng ta cũng khát khao theo Chúa Giêsu trong cộng đoàn, nhờ việc cầu nguyện, sống tình huynh đệ, chia sẻ niềm khao khát loan Tin Mừng cho những người khác và khát khao thi hành đức yêu thương.

Việc tái sinh cộng đoàn bắt đầu với những người ở gần với chúng ta. Là «bàn tay» ngày hôm nay đã được phục hồi, nếu chúng ta muốn, qua bàn tay đó, phục hồi cả “khuỷu tay” và “cánh tay" nữa.

Cha Germano Pattaro, nhà thần học đã viết “Về vấn đề này, thật là đúng lúc để ấn định rằng “con người đầu tiên”, ngay từ khởi đầu của việc rao giảng, là cộng đoàn Kitô hữu trong sự toàn vẹn của nó. Cộng đoàn này biểu trưng như một cộng đoàn chứng tá, ngay trong cốt lõi, và chỉ trong sự tùy thuộc tương quan lẫn nhau, chứng từ cá nhân mới được kể đến và mới được biểu lộ. Đây là điểm đặc biệt của Lời rao giảng (Kerygma) củng cố điều kiện của biến cố mang tính lịch sử. Điều này có nghĩa là, chứng từ không có ý đưa ra những ý kiến song phương và tự lập hoặc có sự cạnh tranh biện chứng giữa chúng; trong trường hợp này, nó độc lập với việc làm chứng về Đức Kitô, Đấng cứu độ, mà mỗi nhân chứng biểu lộ một nét đặc thù ưu việt của nó đã hoàn thành trong lịch sử. Chỉ có một Đức Kitô của các Tông đồ, và các tông đồ làm thành “tông đồ đoàn” của Đức Kitô. Sự hiệp thông (koinonia) là điều kiện mà mỗi biến cố Kitô (evento cristiano) không thể bỏ qua: trong sự vận hành của việc làm chứng thì sự hoàn tất và khởi đi tùy thuộc bởi chính cộng đoàn chứng nhân, chứng từ đó vừa mang tính truyền giáo nhắm đến thế giới, vừa mang tính văn hóa nhắm đến chính cộng đoàn”. (G. PATTARO, IN E.CASTELLI, La testimonianza, CEDAM, Padova 1972, pp.435-436).

Bối cảnh cộng đoàn (bí tích, phụng vụ, Thánh Thể) là điều kiện cần thiết để thông truyền sự kiện Đức Kitô (Loan báo đầu tiên). Chỉ có cộng đoàn nào sống “Sự kiện” đó mới có thể sinh ra một sự kiện mới. Một sự kiện được sinh ra từ một sự kiện. “Sự sống chỉ được gợi lên từ sự sống” (R. Guardini). “Cuộc sống nào mà gặp gỡ với người đã gặp gỡ Đức Kitô, thì cuộc sống đó được biến đổi bởi sự hiện diện của người ấy là điều rất cần thiết, và vì thế sự tự do của chúng ta được tái lập cũng như tính nhân loại của chúng ta có giá trị vì nó được nâng lên một cách toàn diện” (Scola A.). Sự sống không nảy sinh từ cơ cấu (mà từ sự gặp gỡ - người dịch).

Đặc tính cộng đoàn phải trở thành quen thuộc với mọi hoạt động huấn giáo, theo những cách thế khác nhau, tùy theo những chủ thể quan tâm đến nó. Trong trường hợp của thiếu nhi và người trẻ, chúng ta nói đến cộng đoàn giáo dục, đó là cộng đoàn hướng dẫn và đồng hành với những thế hệ trẻ để gặp gỡ Đức Kitô bên trong một kinh nghiệm mang tính Giáo hội.

5. Một giáo lý mang tính nhập thể

Giáo lý, hiểu theo đúng nghĩa của nó, là bước thứ hai trong tiến trình loan báo Tin Mừng và được thực hiện như thời điểm giải thích và đào sâu Lời Chúa dẫn đến sự trưởng thành đức tin của từng cá nhân và cộng đoàn (giáo dục tâm thức đức tin).

Bởi vậy để giáo lý có một giá trị giáo dục, cần thiết phải là một hành vi giáo lý, hơn thế nữa, là một hành vi mang tính cộng đoàn, mang bản chất của chính sự kiện Kitô. Gặp gỡ giáo lý không phải là một phiên họp trù bị cho cuộc sống, nhưng là một hành vi của cuộc sống, hành vi này phải lay động/thúc đẩy (move) được tự do của tôi và phải biến đổi con người tôi sống cuộc gặp gỡ này cùng với anh chị em. So với việc tham dự thánh lễ, thì “gặp gỡ giáo lý” là một sự khác biệt về phẩm chất, nhưng nó phải là một mầu nhiệm Đức Kitô mang tính đương thời. Ngài chỉ có thể cứu độ tôi nếu như tôi là người đương thời. Một người của ngày hôm nay, Đức Kitô cùng với tôi hiện diện trong ngày hôm nay. Ngài không thể cứu độ cái tôi của quá khứ.

Đồng thời việc dạy giáo lý phải là một thời mạnh của đời sống. Những mầu nhiệm Kitô giáo cần làm sáng tỏ ý nghĩa nhân học, các vấn đề xã hội và vũ trụ.

Tại Đại hội Vêrôna – Italia (2006) đã đề cập đến vần đề: Đức Kitô và Lời của Ngài có liên quan gì đến đời sống tình cảm, đến công việc và lễ nghỉ, đến kinh nghiệm mỏng dòn, đến truyền thống (giáo dục) và đến bổn phận công dân, đến tất cả các chiều kích của nhân loại. Cha De Lubac nói: Nếu như Đức Kitô không can dự gì đến những điều đó thì dần dần Ngài bị gạt ra bên lề xã hội, đây là điều đã xảy ra với các em thiếu nhi sau khi lãnh bí tích Thêm sức. Việc Đức Kitô bị gạt ra bên lề xã hội trở thành một lựa chọn, gắn liền với cái “tôi muốn”. Nếu khẳng định Đức Kitô tương đương với  một lựa chọn, một cách nào đó, sẽ có khả năng mất đi sự quan tâm đến Ngài và Ngài trở thành điều vô ích, và khi đó, điều vô ích sẽ bị vứt bỏ. “Đồng ý là Thánh lễ, sách giáo lý, học giáo lý …nhưng cuộc sống là một cái gì khác cơ”. Người lớn chúng ta thường nói thế, rồi chúng ta truyền đạt cho các em giống y như vậy. Nhà thần học Romano Guardini viết “trong chân trời của một tình yêu lớn lao, trong đó tất cả mọi sự trở thành một sự kiện”. Cộng đoàn giáo lý của người lớn, của người trẻ và của thiếu nhi là một cộng đoàn khởi đi từ niềm tin vào Đức Kitô, với/bằng Kinh Thánhsách Giáo lý, đối chiếu với toàn bộ thực tại: hoàn cảnh, tương quan, tình cảm, công việc và nghỉ lễ, tính mỏng dòn nhân loại, truyền thống (giáo dục), bổn phận công dân, thẩm định mọi sự và giữ lại điều tốt lành (x. 1 Tx 5,21).

Thánh Phaolô ngỏ lời với cộng đoàn Côrintô, Ngài nói rằng: đối với người Kitô hữu, không ai là người xa lạ và Ngài đề nghị một phương pháp suy xét bằng đức tin “…tất cả đều thuộc về anh em;dù là Phao-lô, hay A-pô-lô, hay Kê-pha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1 Cr 3,21b-23).

Giáo dục một tâm thức đức tin bao gồm việc nhận thức và xem xét thực tại như Đức Kitô đã cảm nhận.

Nói cách chính xác, có tâm thức đức tin không có nghĩa là chỉ có một tư tưởng duy nhất, nhưng theo cách đa thức trong đơn thức. Trong lăng kính này, những khác biệt hệ tại trong tính duy nhất của tư tưởng Đức Kitô trở thành những sự phong phú. Theo tiêu chuẩn cổ điển sau đây có thể giúp chúng ta “in necessariis unitas, in dubiis libertas, in omnibus caritas – thống nhất trong những điều cần thiết, tự do trong những điểm còn nghi ngờ, bác ái trong mọi sự”.

«Đường lối để trở thành Kitô hữu đó là khởi đi từ cuộc sống mỗi ngày và thấy Chúa Giêsu can dự đến đời sống của tôi/đời sống của chúng ta”. Là cuộc sống được lên kế hoạch. Kitô giáo chỉ “hành động” trong thực tế. Nếu người nào không hiểu được Đức Kitô và Lời Ngài có can dự gì đến “nghề nghiệp của cuộc sống” (C. Pavese) thì người đó như thể hạt giống mà Chúa Giêsu nói trong dụ ngôn (Mc 4,1-9) rơi bên vệ đường hoặc trên đá sỏi hoặc giữa bụi gai chứ không phải rơi trên đất tốt. Đất tốt là những tâm tư tình cảm, công việc, thời gian rảnh rỗi, những biến cố… tóm lại, là cuộc sống.

Kinh nghiệm giáo lý trở thành nơi mà con người, cùng với bạn bè mình, cảm nghiệm một cách đúng đắn những đòi hỏi của Đức Kitô được tỏ lộ và hoàn tất nơi kinh nghiệm nhân loại. Vì thế giáo lý thường xuyên, nhất là giáo lý cho người lớn, thật sự trở thành điều cần thiết cho chính họ “bởi vì họ là những nhà giáo dục và nhân chứng cho những thế hệ mới/tương lai” (Giáo dục đến đời sống tốt theo Tin Mừng (39).

Lm Val-ter Perini

Tác giả bài viết: Md Phạm Thúy (Chuyển dịch từ tiếng Ý)

Nguồn tin: giaolyductin.org

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây