Giáo xứ Vinh Hương

Đức Giám mục C-harles Scicluna, người không thể mua chuộc được của các giáo hoàng

Thứ hai - 11/02/2019 01:11
Chú ý: Bài viết này chưa được xuất bản, chỉ có những người có quyền thao tác mới có thể xem được nội dung.

Đức Giám mục C-harles Scicluna, Phó Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin. / Alessia Giuliani/CPP/Ciric

Đàng sau nụ cười vui vẻ tròn trịa, Đức Giám mục C-harles Scicluna, giám mục giáo phận Malta là một trong các nhà tổ chức cuộc gặp các chủ tịch hội đồng giám mục vào cuối tháng 2 sắp tới về các vụ lạm dụng tình dục, ngài là nhà điều tra đáng nể. Một loại “Eliot Ness của Vatican”, (Eliot Ness, nhân viên chống tội phạm của Mỹ), người quản lý các vấn đề đen tối và tế nhị cho Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô, người điều tra các tội ác xấu xa nhất.

Sinh tại thành phố Toronto, Canada, cha mẹ trở về đảo Malta, Ý sống khi cha mới 11 tháng, không có gì tiên đoán trước Giám mục Scicluna là người của các giáo hoàng trong việc chống nạn ấu dâm: nhà giáo luật học, cha làm luận án tại Rôma về hôn nhân công giáo dưới sự bảo trợ của hồng y tương lai Raymond Burke, lúc đó hồng y là người giữ liên lạc với Tối cao Pháp viện Tông tòa muốn giữ cha ở lại làm việc với ngài.

Nhưng giám mục của cha Scicluna đang chờ cha ở giáo phận Malta, nơi trong vòng năm nay cha vừa dạy giáo luật vừa lo các vụ hôn nhân ở tòa án địa phận. Năm 1995 cha được Vatican đưa  về làm việc ở Tối cao Pháp viện Tông tòa.

Người điều tra vụ Marcial Maciel

Năm 2002, Đức Gioan-Phaolô II giao việc xử lý các vụ lạm dụng trên trẻ vị thành niên cho Bộ Giáo lý Đức tin, cha trở thành người bảo vệ đức tin và là một trong các cộng sự viên thân cận của hồng y Joseph Ratzinger.

Hồng y Ratzinger bị đụng với những người chung quanh giáo hoàng Ba Lan, họ chặn không cho ngài điều tra vụ linh mục Marcial Maciel, sáng lập viên Binh đoàn Chúa Kitô bị tố cáo về nhiều tội ác ngiêm trọng: vì thế ngày 2 tháng 4 năm 2005 khi Đức Gioan-Phaolô II qua đời ở Vatican, hồng y Ratzinger nghĩ mình sẽ về hưu và “khép” hồ sơ lại, ngài gởi cha Scicluna qua Mỹ để phỏng vấn các nạn nhân của linh mục Maciel.

Lên làm giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI chỉ định hồng y William Levada đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin và giao cho ngài hồ sơ nặng nề của linh mục Maciel: một năm sau linh mục này bị kết án.

Người của “không khoan nhượng”

Đức Bênêđictô XVI đặt hoàn toàn tin tưởng của mình vào Giám mục Scicluna, Giám mục trở thành người “không khoan nhượng” và là người quyết tâm hành động không lay chuyển về mặt luật pháp nhưng cả về mặt phòng ngừa.

Nhà vatican học Frédéric Mounier thời đó đã nói với báo La Croix: “Cha đã thực hiện nhiệm vụ của mình rất nghiêm túc, đi đến cùng hồ sơ và biết cách chống lại các trơ lì và các phe nhóm bên trong nội bộ Vatican”.

Mgr Scicluna: “Giáo hội nghiêm khắc về ấu dâm”

Năm 2012 linh mục Scicluna được Đức Bênêđictô XVI phong làm giám mục phụ tá giáo phận Malta, năm 2015 Đức Phanxicô đề cử ngài làm Tổng Giám mục và giao cho ngài các trường hợp khó khăn.

Sau chuyến đi thảm khốc Chi-lê vào đầu năm 2018, Đức Phanxicô nhận ra mình đã bị lừa trong trường hợp của Giám mục Juan Barros, giáo phận Osorno bị buộc tội vì đã tham dự vào các vụ lạm dụng của một linh mục, Đức Phanxicô đã gởi Giám mục Scicluna đến Chi-lê để đích thân điều tra các vụ này.

Ngài ở lại tám ngày, gặp gỡ nhiều người, dù trong thời gian này ngài bị mổ túi mật! Các nạn nhân cho biết ngài “thấu cảm” với họ, điều mà từ lâu họ không cảm thấy mình được Giáo hội thấu cảm…

Sau đó ngài gởi cho Đức Phanxicô một bản báo cáo đồ sộ dài 2300 trang, sau khi đọc bản báo cáo, Đức Phanxicô công khai bày tỏ “nỗi đau” và “nhục nhã” của mình, ngài xin lỗi các nạn nhân và nhận ra các “sai lầm nghiêm trọng” do sự “thiếu thông tin chân thật và cân bằng”.

Nhân vật không thể thiếu của giáo hoàng

Trở thành nhân vật không thể thiếu của giáo hoàng về các vấn đề phức tạp, tháng 11 vừa qua, ngài được gọi về Rôma để giữ chức vụ Phó Tổng Thư ký Bộ Giáo lý Đức tin.

Một chức vụ “bán thời gian” – vì ngài vẫn là Tổng Giám mục giáo phận Malta – nhưng nhất là chức vụ này mang lại cho ngài một uy quyền vì ngài phải giám sát văn phòng kỷ luật, trở nên một loại “viện công tố” của Giáo hội chống những người lạm dụng.

Với cuộc họp tháng 2 sắp tới, Giám mục Scicluna cho hãng tin Vatican News biết, ngài mong chờ cuộc họp này giúp cho các giám mục, các bề trên Dòng và những người có trách nhiệm trong giáo triều ý thức “sự nghiêm trọng của tình hình” và cùng nhau suy nghĩ để tìm giải pháp.

Chính ngài cũng đang xem xét một vài phát triển về giáo luật như, “vai trò mạnh mẽ hơn được giao phó cho các giám mục các đô thị” và một “vai trò cũng lớn hơn cho các nạn nhân trong các vụ tố tụng của giáo luật”. Các nạn nhân thường thực sự bị vắng mặt trong pháp luật.

Tác giả bài viết: la-croix.com, Nicolas Senèze, 2019.01.18 - Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây