Giáo xứ Vinh Hương

Kitô hữu ở châu Á không phải là những người "xâm lược" làm mất "căn tính"

Thứ bảy - 23/08/2014 08:29
Chú ý: Bài viết này chưa được xuất bản, chỉ có những người có quyền thao tác mới có thể xem được nội dung.

Khi đề cập đến Trung Quốc, tại nhà thờ Haemi, ngài nói các Giám mục Á châu cần ‘đối thoại trong tình huynh đệ’.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dùng buổi gặp gỡ với các Giám mục Á châu vào Chúa Nhật qua để mời gọi tự do đối thoại chính trị trong tương quan với Trung Quốc, điều đầu tiên ngài thực hiện trong chuyến đi bước ngoặt đến vùng này.

Trong một Thánh Lễ thân mật ở Haemi, trị trấn của các vị tử đạo Công giáo, Đức Giáo Hoàng không trình bày nguyên văn bài phát biểu đã chuẩn bị về Vatican hy vọng thiết lập quan hệ với các nước chưa có trong danh sách như: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Việt Nam, Lào và Brunei.

“Tôi đến đây không chỉ để nói về đối thoại chính trị mà còn nói chuyện với nhau trong tình huynh đệ”, ngài nói.

Các ý kiến được đưa ra trong buổi nói chuyện ngài nêu lên bốn thách đố chính đối với Giáo hội ở châu Á đó là: chủ nghĩa cá nhân, sự hời hợt, những câu trả lời dễ dãi, và thiếu sự cảm thông.

“Trong lục địa rộng lớn này là một ngôi nhà vĩ đại của một nền văn hóa đa dạng, Giáo hội được mời gọi để linh động và sáng tạo trong việc làm chứng cho Tin Mừng ngang qua đối thoại và cởi mở với mọi người. Thực vậy, đối thoại là một phần thiết yếu của sứ mạng Giáo hội ở châu Á”, ngài nói.

Đức Giáo Hoàng bảo đảm rằng người Kitô hữu không phải là những kẻ đi “xâm lược” làm mất đi “căn tính”, do đó cần phải rõ ràng với chính phủ Trung Quốc.

Mặc dù Đức Giáo Hoàng không đề cập đến tên Trung Quốc, nhưng trong bài soạn để phát biểu của ngài cũng nói đến tương quan khó khăn giữa Vatican và Bắc Kinh một cách đặc biệt trong bối cảnh bất đồng về việc phong chức.

Trong tháng 5, Trung Quốc đã ban hành một chính sách về an ninh quốc gia trong đó đề cập rằng tôn giáo Tây Phương giống như “nổi loạn” và “mê hoặc”.

Mặc dù chính quyền cho phép chuyến bay đầu tiên của Giáo Hoàng qua Trung Quốc vào sáng thứ 5 khi Đức Phanxicô đến Seoul, dù vậy vẫn tồn tại rào cản người Công giáo đến Hàn Quốc tham dự chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng tới Châu Á.

Tuy nhiên, một số người Công Giáo Trung Quốc đã thực hiện chuyến đi này. Khoảng 500 đến 600 người Công Giáo Trung Quốc tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành tại sân vận động Daejeon vào sáng thứ 6.

Ít nhất có bốn linh mục từ chối không dám xuất hiện trên truyền hình trực tiếp, vì lý do an ninh theo dõi ở Trung Quốc.

Hơn 80 giám mục tham dự thánh Lễ với Đức Giáo Hoàng ở Haemi vào sáng Chúa Nhật, trong đó không có ai đến từ Trung Quốc, có một số đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam mặc dù đây cũng là những nơi nghiêm ngặt đối với người Công giáo.

Sự siết chặt của Trung Quốc trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đó là gia tăng sự bắt bớ, đặc biệt ở tỉnh đông nam Chiết Giang nơi các nhà cầm quyền tuần qua tiếp tục bắt giam các Kitô hữu đang biểu tình vì việc phá hủy nhà thờ ở Ôn Châu.

Trong chuyến thăm của Giáo Hoàng tới Hàn Quốc, Đức Thánh Cha tránh sự đề cập đến Trung Quốc. Vào thứ 6, ngài từ chối trả lời khi một đại biểu giới trẻ từ Hồng Kông hỏi ngài câu hỏi về tình hình các Kitô hữu Trung Quốc phải đối diện trong việc họ bị ngăn cản đến với Đại Hội Giới Trẻ Á Châu.

“Nếu không có gì cụ thể (về sự tiến triển trong quan hệ) thì tốt nhất là phải thận trọng”, người phát ngôn cha Federico Lombardi giải thích về sự im lặng của Vatican trong tương quan với Bắc Kinh.

Trong trường hợp Trung Quốc không sẵn lòng nối quan hệ với Vatican, ngài nói hôm Chúa Nhật: “Vì đối thoại thì cần cả hai bên, chứ không phải một bên”.

Trong một tuyên bố đề cập quan hệ giữa hai bên, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hua Chunying nói rằng nỗ lực của Trung Quốc vẫn là chân thành và tích cực trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm thứ 5.

“Chúng tôi sẵn lòng tiếp tục làm việc với Vatican qua các cuộc đối thoại mang tính xây dựng đẩy mạnh quan hệ song phương”, bà nói.
 

Nguồn tin: vietnam.ucanews.com

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây