Giáo xứ Vinh Hương

Thập giá ngược cũng là một biểu tượng của Ki-tô giáo

Thứ bảy - 30/09/2017 20:27

Một cách tự nhiên người ta thường liên kết thập giá ngược với biểu tượng phản ki-tô giáo, vì biểu tượng này thường được những nhóm phản ki-tô dùng, chẳng hạn nhóm theo chủ nghĩa sa-tan. Tuy nhiên ta lại quên rằng, thập giá ngược là biểu tượng ki-tô giáo liên quan đến thánh Phêrô.

Trở lại với việc gán một ý nghĩa trái ngược cho biểu tượng, vì đó là phương pháp chống đối trực quan và cổ điển. Cũng như những năm gần đây, một số «diễn viên» trong hình tượng một nhóm ma quỉ, đã mang thập giá thánh Phêrô trong nghi thức «lễ đen» gây tranh cãi, ngược lại với các nghi thức của Giáo Hội. Thế nhưng thập giá ki-tô giáo, còn được gọi là thập giá la-tinh, cho dù đảo ngược vẫn giữ nguyên ý nghĩa ki-tô giáo. Thập giá ngược ít được biết đến mặc dù có lịch sử lâu đời liên quan đến sự kiện tử đạo của thánh Phêrô, vị tông đồ nhận thấy mình không xứng đáng được đóng đinh như Đức Kitô nên đã yêu cầu đóng đinh ngược đầu xuống.

Do đó, trong ý nghĩa ki-tô giáo thập giá ngược còn gọi là thập giá Thánh Phêrô, mang hàm ý khiêm hạ. Và nguồn gốc của thập giá này cũng giải thích tại sao thỉnh thoảng các Giáo Hoàng kế nhiệm thánh Phêrô vẫn còn dùng. Một trường hợp đặc biệt là vào năm 2000, trong chuyến viếng thăm Israel của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, thập giá thánh Phêrô khắc trên ngai giáo hoàng đã gây ồn ào và thu hút mọi loại tranh cãi do hiểu lầm về giá trị ki-tô giáo của biểu tượng này.
 


Phù điêu trên cửa đông nhà thờ Thánh Phêrô ở Aulnay, C-harente-Maritime, Pháp


Phải nói rằng việc sử dụng biểu tượng này của Ki-tô giáo là rất hiếm và ít công khai hơn việc sử dụng với mục đích ngược lại. Một bàn thờ trong nhà tù Mamertine ở Roma, còn gọi là Tullianum, nơi các tông đồ Phêrô và Phaolô bị giam giữ, chắc chắn có một di tích nổi tiếng về thập giá thánh Phêrô. Ở Pháp, có một phù điêu quan trọng về sự kiện thánh Phêrô bị đóng đinh trên cửa nhà thờ Thánh Phêrô tại Aulnay, C-harente-Maritime. Còn có những thập giá ngược khác trong một số toà nhà dành cho vị Giáo Hoàng đầu tiên. Nếu các biểu tượng về chủ đề này đáng chú ý, người ta đặc biệt nghĩ đến sự kiện «thánh Phêrô bị đóng đinh» trong bức tranh của Caravage. Việc sử dụng biểu tượng này trong bối cảnh ki-tô giáo vẫn còn hiếm. Chúng ta chỉ thường thấy thánh Phêrô cầm chìa khoá Nước Trời được trang trí trên tay áo khoác và những biểu tượng liên quan đến giáo hoàng mà thôi.
 


Bức tranh Thánh Phêrô bị đóng đinh của Caravage


Tác giả bài viết: Valentin Fontan-Moret (fr.aleteia.org)  -  Huuchanh dịch

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây