Giáo xứ Vinh Hương

Mục vụ trong thời đại kỹ thuật số

Thứ hai - 24/10/2011 00:45
Giáo hội cần theo kịp sự phát triển của ngành truyền thông để chứng tỏ mối tương quan và tiến bộ.
Cha Ignatius Kim Min-soo là thư ký của Uỷ ban  giám mục Hàn Quốc về Truyền Thông Xã Hội.
Cha Ignatius Kim Min-soo là thư ký của Uỷ ban giám mục Hàn Quốc về Truyền Thông Xã Hội.

Cái gọi là Cuộc Cách mạng Hoa Lài trong thế giới Ả Rập cũng đã được đề cập đến như một “Mạng xã hội Cách mạng” nhờ các phương tiện Facebook và Twitter của thế kỷ 21, vốn đang được giới trẻ sử dụng như một công cụ để tổ chức, tập họp và lật đổ các chế độ độc tài. Tại những nước có nền báo chí bị kiểm soát gắt gao, mạng xã hội đã trở thành một phương thức thay thể để phổ biến tin tức và quan điểm đã từng bị ngăn chặn trong một thời gian dài.

Thế giới đã trải qua những biến đổi lớn về văn hóa. Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lưu ý đến điều này trong bức Thông điệp kỷ niệm Ngày Truyền thông Thế giới lần thứ 45 hôm 5-6: “Cũng như cuộc Cách mạng Công nghiệp mang lại một sự biến đổi sâu sắc trong xã hội, ngày nay những thay đổi nhanh chóng trong các ngành truyền thông đang hướng dẫn sự phát triển văn hóa quan trọng.”

Sự phát triển trong các ngành truyền thông hôm nay đã tác động lớn lao đến Giáo hội cũng như hình thức và các nội dung đức tin của chúng ta. Vì thế, Giáo hội nên lưu tâm đến thời đại kỹ thuật số và sử dụng văn hóa kỹ thuật số một cách thích hợp qua việc sáng suốt nhận ra mặt ưu và khuyến điểm của nó.

Trong thông điệp năm 2010 của mình, Đức Giáo hoàng đề nghị các linh mục truyền giảng Tin Mừng bằng cách chủ động sử dụng văn hóa kỹ thuật số. Thông điệp này còn thúc dục họ cân nhắc suy nghĩ điều này cho việc rao giảng Tin Mừng sao cho phù hợp trong thời đại kỹ thuật số. Nói cách khác, không những “phúc âm hóa thông qua nền văn hóa kỹ thuật số” mà còn “phúc âm hóa nền văn hóa kỹ thuật số” là điều cần thiết để nhổ cỏ lùng ra khỏi ruộng lúa.

Phúc âm hóa nền văn hóa kỹ thuật số phải dựa trên tông huấn Evangelii Nuntiandi (Truyền Giảng Tin Mừng) của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, được ban hành năm 1975.

Trong tông huấn này, ngài nói: “Đối với Giáo Hội, vấn đề tầng lớp nhân loại cần được biến đổi không phải chỉ là việc rao giảng Phúc Âm ở những miền rộng rãi hơn trước nữa, hay cho nhiều người  hơn trước nữa, mà còn ở việc tác lực, đúng ra ở việc biến đổi, theo quyền lực Phúc Âm, tiêu chuẩn phán đoán của con người, những giá trị ấn định, những điều lợi lộc, những giòng tư tưởng, những nguồn cảm hứng và những mẫu thức sống, nghĩa là tất cả những gì tương phản với Lời của Thiên Chúa và kế hoạch cứu độ” (số 19).

Những người ngày nay còn ủng hộ chủ nghĩa cá nhân thì tương đối yếu và có cảm giác cô lập, vì thế họ đang cố gắng giao tiếp với những người khác để thoát khỏi sự âu lo. Nỗi khát khao này đã dẫn đến sự phát triển ngành công nghệ mạng xã hội.

Điều này cũng đặc biệt trong xã hội Hàn Quốc vốn được nổi tiếng nhờ biết bám chặt cách mạng công nghệ Internet. Trong tháng ba, truy cập Internet tốc độ cao của Hàn Quốc được xếp hạng thứ tư trong số các nước thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển).

Đáng chú ý là các tôn giáo cũng tham gia vào xu hướng đó. Họ cũng đã bắt đầu cung cấp các ứng dụng điện thoại thông minh khác nhau.

Để tôi cho một số ví dụ. Giáo hội Công giáo bắt đầu một dịch vụ web di động (m.catholic.or.kr) cung cấp thông tin về Kinh Thánh, Sách Lễ hàng ngày, các buổi cầu nguyện và các nhà thờ, cũng như một dịch vụ theo dõi GPS (hệ thống định vị toàn cầu) để tìm các giáo xứ gần nhất. Phật tử, trong khi đó đã đề nghị các "ngôi đền ở lại" ứng dụng cung cấp thông tin về các ngôi chùa Phật giáo địa phương và các chương trình của họ. Tin Lành đang cố gắng tạo điều kiện giao tiếp tương tác với các ứng dụng khác nhau như âm nhạc Kitô giáo, suy gẫm Kinh Thánh, bài giảng bằng video clip và tin tức Giáo hội.

Các tôn giáo sử dụng những ứng dụng này hy vọng ​​sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức mọi người thực hành đức tin của họ.

Trong khi đó, Đức Giáo hoàng Biển Đức cũng đã chỉ ra những hạn chế điển hình của truyền thông kỹ thuật số: "Sự tương tác một chiều, các xu hướng giao tiếp chỉ có một số nơi trong thế giới riêng tư của một người, nguy cơ của việc xây dựng một hình ảnh sai lầm về chính mình, điều mà có thể trở thành một hình thức của niềm đam mê bản thân. "

Ngài cũng nhấn rằng mối tương quan ảo không thể và không phải nơi con người trực tiếp liên hệ, đồng thời đề nghị chúng ta suy nghĩ thấu đáo về những sự lựa chọn của mình nhằm thúc đẩy mối quan hệ của con người được thực sự sâu sắc và lâu dài.

Như triết gia Kierkegaard đã nói, chúng ta nên tìm “một sự thật mà sự thật ấy dành cho tôi”. Nói cách khác, người Kitô hữu hiện diện trong thế giới số cần phải chân thật và cởi mở, trách nhiệm và tôn trọng người khác, như thông điệp của Đức Giáo hoàng nhắn gửi.

Do đó, Giáo Hội nên tìm kiếm một đường hướng mục vụ thích hợp trong thời đại số bằng cách suy tư về sự ảnh hưởng lớn lao mà cuộc cách mạng truyền thông số mang lại và đó cũng là phúc âm hóa mới trong một kỷ nguyên mới.

Tác giả bài viết: Lm Ignatius Kim Min-soo (Nguyễn Đình Thao chuyển ngữ từ ucanews.com)

Nguồn tin: ghxhcg.com

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây