Giáo xứ Vinh Hương

Linh đạo giáo lý viên

Thứ tư - 13/04/2011 02:24

Linh đạo giáo lý viên

GLV trước hết là một Kitô hữu: vì thế là một hữu thể (con người) được Chúa Thánh Thần uốn nắn, và đời sống của họ là một đời sống tinh thần sâu thẳm, một “linh đạo”.

 

 Linh đạo của Giáo lý viên: Tại sao? Thế nào?

  1. GLV là ai? Tại sao cần có một linh đạo?

GLV trước hết là một Kitô hữu: vì thế là một hữu thể (con người) được Chúa Thánh Thần uốn nắn, và đời sống của họ là một đời sống tinh thần sâu thẳm, một “linh đạo”.

Nhưng GLV là một kitô hữu theo cách “đặc biệt”, bởi vậy đâu là linh đạo của họ?

Gaetano Gatti định nghĩa “Linh đạo GLV” trong Từ điển huấn giáo (Elledici, Leumann-TO, p. 605) như sau: “Tự bản chất, việc thi hành một thừa tác vụ trong cộng đoàn luôn là một hồng ân của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội, nó cũng bao gồm việc đòi hỏi một linh đạo rõ ràng. Người ta xác định một linh đạo cơ bản biểu thị đặc tính cuộc đời của mỗi kitô hữu. Toàn bộ những văn kiện mà Giáo Hội muốn đưa ra dung mạo tinh thần và tông đồ của người GLV, đề nghị những yêu cầu về khổ chế, luyện tập nhân đức, thái độ nội tâm để làm cho công cuộc phục vụ giáo lý trở nên đáng tin cậy”.

Thông thường người ta nói đến linh đạo Biển đức, Phanxicô, Đaminh, Salesien…; linh đạo của các dòng tu hoặc các phong trào công giáo…, và người ta cũng nói đến linh đạo của linh mục, linh đạo của đời sống chiêm niệm, linh đạo giáo dân…

Như thế người ta cũng có thể hỏi: có một linh đạo cho GLV hay không, nếu có thì đâu là những nét đặc thù?

Trước khi trả lời câu hỏi này, cần phải có một khái niệm vắn tắt về linh đạo.

  1. Linh đạo là gì?

Là kitô hữu nghĩa là người chọn Chúa Giêsu Kitô để bước đi theo Ngài trên con đường Ngài đã vạch ra. Như vậy tất cả các tín hữu, về căn bản, có chung một con đường, nhưng không phải tất cả đều có chung một kế hoạch sống.

Lời đề nghị của Chúa Giêsu thì phong phú mà không một người nào hoặc một nhóm nào có thể nghĩ rằng mình có thể thực hiện một cách hoàn toàn, hoàn hảo, nhưng chỉ là một phần trong muôn một.

Vì thế, nếu mỗi thành viên trong cộng đoàn, hay trong một lối sống nào đó sống với sự khiêm tốn phục vụ, sẽ làm tươi đẹp khuôn mặt của Giáo Hội và diễn tả một cách sâu rộng kinh nghiệm kitô giáo.

Như vậy, sự đa dạng và phong phú của những linh đạo khác nhau là một quà tặng quí giá của Thiên Chúa cho Giáo Hội và cho nhân loại.

  1. Thế nào là linh đạo GLV?

Từ những điều đã nói trên đây, nhìn về GLV ta thấy, GLV chiếm một vị trí đặc biệt trong Giáo Hội, họ sống bằng chính kinh nghiệm kitô hữu của mình để hoàn thành sứ mạng phục vụ Lời, như vậy cần phải có một linh đạo đặc thù.

Cũng theo Gaetano Gatti “Linh đạo GLV được hiểu như một chiều kích thường hằng, theo cách tổ chức thống nhất và chặt chẽ của toàn bộ con người đó, luôn chịu trách nhiệm linh hoạt các hoạt động khác nhau nhờ những chọn lựa sư phạm và phương pháp, cổ võ một sự tổng hợp hài hòa giữa đức tin và cuộc sống, giữa cái họ và cái họ làm, với mục đích làm sáng tỏ và đáng tín nhiệm kinh nghiệm kitô hữu của chính mình trong cộng đoàn” (Gaetano Gatti, “Spiritualità del catechista” trong Dizionario di catechetica, Elledici, Leumann-TO, p. 605).

Nhưng đâu là những nét đặc thù của linh đạo GLV?

Dựa vào những chỉ dẫn về giáo lý của Giáo Hội, chúng ta có thể nói dung mạo tinh thần của GLV có thể phân biệt một cách hệ thống những thái độ cách sống theo những nét cơ bản sau:

NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ LINH ĐẠO GIÁO LÝ VIÊN

Chia thành 5 nhóm cơ bản sau: (1) chức năng đặc thù trong sứ mạng giáo lý; (2) lưu tâm đến con người; (3) sự hòa nhập vào Giáo Hội; (4) gặp gỡ Thiên Chúa; (5) được hướng dẫn bởi Thánh Thần và noi gương bắt chước Mẹ Maria.

1. Một linh đạo phục vụ “từ” và “cho
  • Với lòng khiêm tốn và tin tưởng
  • Được cứu độ để cộng tác vào ơn cứu độ
  • Phục vụ như một chứng nhân
  • Phục vụ như một thầy dạy
  • Phục vụ như một nhà giáo dục
2. Một linh đạo lưu tâm đến con người
  • Bằng con tim rộng mở
  • Bằng tinh thần truyền giáo
  • Không để được phục vụ nhưng để phục vụ
  • Lưu tâm đặc biệt đến “người rốt hết”
3. Một linh đạo Giáo Hội
  • GLV được Thiên Chúa kêu gọi trong Giáo Hội
  • Hiệp thông trong Giáo Hội
  • Là thành viên sống động của Giáo Hội
3. Một linh đạo được nuôi dưỡng trong sự gặp gỡ Thiên Chúa
  • Người tích cực lắng nghe LờiChúa
  • Người kiên trì cầu nguyện (cá nhân, cộng đoàn)
  • Bằng kinh nghiệm phụng vụ-bí tích
  • Thường xuyên sám hối
  • Sống mầu nhiệm Thánh Thể
4. Một linh đạo được linh hứng bởi Thánh Thần
  • Dụng cụ goan ngoãn của Thánh Thần
  • Với sự hướng dẫn bởi Thần Khí
  • Học tập nơi Đức Maria

 

(Lược dịch từ: P. DAMU, La spiritualita’ del catechista. Tracce per la riflessione personale e di gruppo sui tratti che la caratterizzano, Elledici (TO), 1997, 7-12.)

Tác giả bài viết: Md. Phạm Thúy

Nguồn tin: giaolyductin.org

 Tags: là một

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây