Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các nhà báo "lên tiếng chống lại chiến tranh" trong cuộc họp báo trên máy bay trở về từ Bahrain ngày 6 tháng 11 năm 2022: "Quí vị là nhà báo, hãy là những người theo chủ nghĩa hòa bình, hãy lên tiếng phản đối chiến tranh. Tôi nói với quí vị với tư cách là một người anh em."
Trả lời câu hỏi về cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina, ĐTC muốn nói chung về chiến tranh, Ngài nhấn mạnh đến "ba cuộc thế chiến" "trong một thế kỷ": "Đó là vào những năm 1914-1918, năm 1939-1945, và lần này nữa! "Đây là một cuộc chiến tranh thế giới, ĐTC chỉ rõ, bởi vì đúng là khi các đế chế, dù bên này hay bên kia, phát triển yếu hơn, họ cần phải tiến hành một cuộc chiến để cảm thấy mạnh mẽ, nhưng cũng để bán vũ khí!"
Đức Thánh Cha nhắc lại một lần nữa rằng "tai họa lớn nhất trên thế giới là ngành công nghiệp vũ khí". "Công nghiệp vũ khí thật khủng khiếp", Ngài nhắc lại.
ĐTC Phanxicô liệt kê các khu vực trên thế giới bị chiến tranh tàn phá: "Yemen: hơn mười năm chiến tranh. Trẻ em Yemen không có thức ăn. Người Rohingya, lang thang từ nơi này đến nơi khác vì bị trục xuất: vẫn còn chiến tranh. Miến Điện, những gì đang xảy ra ở đó thật khủng khiếp. Bây giờ, tôi hy vọng rằng ngày hôm nay điều gì đó sẽ dừng lại ở Ethiopia, với một hiệp ước (hiệp ước hòa bình được ký kết giữa các bên vào ngày 2 tháng 11, ghi chú của biên tập viên). "Ở Syria, mười hai đến mười ba năm chiến tranh, và không ai biết liệu có tù nhân hay không và điều gì đang xảy ra ở đó. Và ở Lebanon, chúng ta đã nói về thảm kịch này."
"Đang có chiến tranh ở khắp mọi nơi mà chúng ta không hiểu". "Ngày nay, châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến Nga-Ukraina. Nhưng chiến tranh đang hiện diện khắp mọi nơi, trong nhiều năm rồi."
Nghĩa trang quân đội: Tôi đã khóc, tôi không xấu hổ khi nói ra điều đó"
Khi trả lời vấn đề này, Đức Giáo Hoàng nhớ lại những chuyến viếng thăm nghĩa trang quân đội, nơi chôn cất những người lính chiến: "Khi đến Redipuglia (đài tưởng niệm những người chết trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, ở Ý, ghi chú của biên tập viên) vào năm 2014, tôi đã thấy điều đó - và ông tôi là người từng tham chiến ở Piave, kể cho tôi nghe về những gì đã xảy ra, và những ngôi mộ của những người trẻ tuổi đó… Tôi đã khóc. Tôi khóc, tôi không xấu hổ khi nói ra điều này."
Ngài nghĩ đến những người mẹ khi nhận tin về cái chết của con trai họ: "Tôi đến Anzio và nhìn thấy phần mộ của những cậu bé Mỹ đó (đã chết) trong cuộc đổ bộ Anzio. Họ là những thanh niên từ 19 đến 23 tuổi, và tôi đã khóc, thực sự, điều đó đến từ trái tim tôi. Và tôi nghĩ đến những bà mẹ bị gõ cửa: "Thưa bà, một phong bì cho bà". Cô mở phong bì: "Thưa bà, tôi rất vinh dự được nói với bà rằng bà có một người con là anh hùng của quê cha đất tổ ...". Đó là bi kịch của chiến tranh.
Đề cập đến "lễ kỷ niệm" cuộc đổ bộ Normandy là một buổi lễ mà "những người đứng đầu nhiều chính phủ" có mặt, Đức Giáo Hoàng đặt một câu hỏi tu từ: "Đó là khởi đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa Quốc xã. Đó là sự thật. Nhưng có bao nhiêu cậu bé vẫn nằm lại trên bãi biển Normandy? Chúng ta nói là có ba mươi nghìn. Ai tưởng nhớ những cậu bé này? Chính chiến tranh gieo rắc những hệ luỵ đó."
"Exprimez-vous contre la guerre, luttez contre la guerre"
Marina Droujinina, ZENIT 07.11.2022