Khi con cái trưởng thành, thật khó để xem chúng là người lớn và có một quan điểm đúng đắn cho những quyết định của chúng, đôi khi những quyết định này làm chúng ta ngạc nhiên hoặc lo lắng.
Khi “những đứa con thân yêu” của chúng ta trưởng thành, thật khó để xem chúng là người lớn và tìm một chỗ đứng thích hợp. Chúng ta nghĩ chúng ta là những người cần thiết của chúng. Nếu về mặt lý thuyết, chúng ta đồng ý tôn trọng quyền tự do của con cái, nhưng thực sự chúng ta có muốn mình không còn tiếng nói nữa không? Cắt cuốn rún, đúng… nhưng chúng ta vẫn phải trông chừng chúng. Chúng ta có trách nhiệm với con cái cho đến lúc nào? Khi nào chúng ta có thể “buông” chúng được?
Con cái tự lập, chúng ta tự hào! Chúng chứng tỏ khả năng của chúng, tuyệt vời! Nhưng đừng để con cái đi quá xa các dự tính chúng ta đã làm với tình yêu bao la, với sự thích đáng cho chúng! Cuối cùng thì ai hiểu con cái, ai biết điều gì tốt cho con cái cho bằng cha mẹ? Ở tuổi này, con cái thường thiếu phân định!
Bị cuốn vào cơn bão cảm xúc
Nếu con cái giới thiệu người yêu, một người yêu không phù hợp mấy dưới con mắt ‘sáng suốt’ của cha mẹ, nếu chúng bỏ học ngang, bỏ việc, chúng có một khuynh hướng tình dục làm chúng ta ngạc nhiên, nếu con cái ly hôn mà chúng ta không hiểu lý do, phản xạ đầu tiên của chúng ta là sợ, là mất tinh thần. Chúng ta lo lắng cho con cái. Phải làm gì? Phải nói gì ?
Một cơn bão cảm xúc ùa vào tâm hồn chúng ta. Chúng ta bị kẹt giữa nỗi sợ mất con khi phản đối trực diện, nguy cơ khi thấy con cái rơi vào tình trạng bế tắc thảm khốc nếu chúng ta không can thiệp. Nhưng chúng ta có thực sự có khả năng phán xét không? Chúng ta có còn thẩm quyền không?
Công nhận con cái trong sự khác biệt của chúng
Để có một khoảng cách cảm xúc phù hợp, điều quan trọng chúng ta không nên xem các lựa chọn của con là thất bại trong vai trò làm cha mẹ của mình: “Tôi đã bỏ lở những gì?” Cảm giác tội lỗi không giải quyết được gì. Tiếp đó, vấn đề là chúng ta phải loại cái nhìn, thậm chí cả những xác tín của chúng ta, bước sang một bên, vì các con đã là phụ nữ, đã là đàn ông. Chúng ta cố gắng không nhìn con cái với cặp mắt của cha mẹ, nhưng khám phá chúng như những người có quyền riêng, có sức lực riêng của họ. Chúng ta cố gắng hiểu lựa chọn của con cái trước khi phán xét, trước khi lên án. Việc đó có ý nghĩa gì với con cái? Chúng ta cố gắng thảo luận vấn đề với con cái, xin con cái đừng biện minh, nhưng giải thích.
Khi nhận ra sự khác biệt của con cái, chúng ta khẳng định sự khác biệt này. Đó chính là điều mà giới trẻ cần. Triết gia Emmanuel Levinas nói: “Công nhận người khác, là tin tưởng họ.” Chấp nhận “những phản bội” của con cái hóa ra sẽ dễ dàng hơn, nếu chúng ta nhớ lại vào thời của mình, chúng ta đã dám thực hiện những hành vi không trung thực với gia đình. Dĩ nhiên thái độ đòi hỏi này giúp chúng ta phát triển và duy trì mối liên kết cởi mở và tôn trọng.
Bài học khiêm tốn và có được tự do
Nhưng dù sao, một cách khách quan nhất có thể, khi lựa chọn của con cái làm cho chúng gặp nguy hiểm, chúng ta không thể giữ im lặng. Một cách khéo léo, thảo luận giữa người lớn với người lớn, thân tình hơn là hiếu thảo, chúng ta cố gắng nói lên nỗi lo của mình. Vấn đề không phải là nói với con cái là chúng đã sai, thuyết phục thay đổi hay cho lời khuyên, nhưng làm cho con cái có quan điểm khác, suy nghĩ về hậu quả lựa chọn của con cái. Quyết định là của chúng. Chúng ta không thể bảo vệ con cái ngoài ý muốn của con.
Không còn có thể làm gì cho con cái những gì mình phải làm, bỏ kinh nghiệm riêng của mình, sẽ làm cho chúng ta đối diện với nỗi bất lực đau đớn. Sẽ đến lúc chúng ta không còn là cha mẹ như chúng ta mong muốn. Bài học khiêm nhường này mở ra một tự do đáng quý.
Marta An Nguyễn dịch
Nguồn tin: www,phanxico.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn