Giáo xứ Vinh Hương

Nhìn vào hang Bêlem để tìm ý nghĩa hạnh phúc hôn nhân

Thứ sáu - 30/12/2011 09:19

Nhìn vào hang Bêlem để tìm ý nghĩa hạnh phúc hôn nhân

- Tình yêu quên mình, tình yêu tìm cầu hạnh phúc và biết hy sinh cho người mình yêu. Đó là bài học Belem.

Nói đến Giáng Sinh là nói đến hang Belem, là nói đến máng cỏ, và nói đến một cái gì đó nghèo nàn, đơn sơ nhưng rất thánh thiện và bình an. Nhưng nhìn vào hang Belem, những AI đã, đang và sẽ bước vào đời sống hôn nhân thấy gì, và học được gì?

Trước hết, chúng ta bắt gặp hình ảnh một gia đình gồm người chồng, người vợ và người con trai vừa mới sinh. Một gia đình như bất cứ gia đình nào khác.

Tiếp đến, hình ảnh thứ hai mà chúng ta thấy đó là một gia đình nghèo!

Tuy nghèo, tuy thiếu thốn và đơn sơ, nhưng qua mọi thời đại gia đình ấy lại được xưng tụng là một gia đình thánh - Thánh Gia. Đời sống của những người trong gia đình ấy đã trở thành những mẫu gương cao cả cho mọi người; đặc biệt, nhưng AI chọn đời sống hôn nhân là ơn gọi của mình.

Thánh Kinh ghi nhận, Giuse người chồng và người cha của gia đình là một bác phó mộc. Nhưng là một bác phó mộc thành thật và tử tế, làm ăn lương thiện và giầu lòng bác ái. Thánh Kinh cũng đã ca ngợi và gọi ông là “Người công chính” (Mat 1:19). Có lẽ vì công chính và sống với lý tưởng công chính ấy mà ông đã nghèo. Nghèo đến không AI muốn chứa chấp trong thời gian ông bà ở Giêrusalem, và phải đưa vợ đang Thai nghén Ra tạm trú ở một chuồng bò ngoài khu đồng vắng mà ở đó Maria đã sinh con. Luca ghi nhận sự kiện này như sau: “Sự việc xảy Ra là trong lúc ông bà đang ở đó, thì Maria đã tới ngày sinh. Và bà sinh hạ con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong quán trọ.” (Luc 2:6-7)

Thật Ra với tay nghề cao, và sau này có Giêsu giúp đỡ, nếu ông “biết” tham lam và lượn lẹo một chút gọi là “mánh khóe nghề nghiệp” thì trong thời đại của ông khi việc chế tạo, sửa chữa những dụng cụ liên quan đến nghề mộc thịnh hành, chắc chắn gia đình của ông cũng khấm khá. Nhưng ông lại là người “công chính”.

Cũng Thánh Kinh ghi nhận, Maria người vợ và là người mẹ trong gia đình lại cũng là một thiếu nữ rất khiêm tốn và tiềm tàng, nhưng lại được Tổng Thần Gabriel ca tụng là đầy ơn phúc: “Kính chào trinh nữ đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ; trinh nữ được chúc phúc giữa các người nữ” (Luc 1:28). Cũng có lẽ vì “đầy ơn phúc”, nên Maria chẳng thấy làm gì hơn để “quảng cáo” cho thương vụ, cho nghề nghiệp của chồng thêm phát triển hầu gia tăng lợi nhuận cho gia đình. Nhưng quan trọng nhất là vì đầy ơn phúc trước mặt Thiên Chúa, nên Maria không hề phàn nàn, than van, so sánh, trách móc hoặc khinh thường chồng mình vì nghèo. Ngược lại, hạnh phúc, bằng an với cái nghèo qua vẻ đẹp công chính nơi người chồng của mình.

Còn Giêsu, người con duy nhất, Thiên Chúa Nhập Thể cũng thế. Cuộc đời Ngài sau 30 năm ẩn dật sống âm thầm bên cha mẹ, và 3 năm sau đó công khai xuất hiện rao truyền Tin Mừng đã khẳng định cái vốn liếng, gia tài vật chất của mình: “Con chồn có hang, chim có tổ, Con Người không có nơi gối đầu.” (Mat 8:20)

Tóm lại gia đình này nghèo. Nghèo. Nhưng như ta đã nghe một lời ca: “Dù nghèo mà vui!”. Cái vui ở đây mới chính là điều mà con người, mà nhân loại trải qua bao thế hệ đang tìm cầu, đang khao khát, và đang muốn bắt chước. Cái vui của những tâm hồn biết đặt niềm tin, biết sống, và biết chia sẻ tình yêu đã lãnh nhận từ Thiên Chúa. 50% các gia đình đã đi đến đổ vỡ vì đã không xây dựng hạnh phúc của mình trên tình yêu này.

Trong những lý do đưa đến các cuộc chia tay nhau trong hôn nhân, người ta thường viện dẫn một lý do rất mù mờ, đó là “những xung khắc hay khác biệt không hàn gắn được”.

Ngoài yếu tố tâm lý này, yếu tố thực tế khác nữa nhưng ít người dám nói Ra là “nghèo”. Là liên quan đến tiền bạc. Ngoài những khác biệt không hàn gắn được. Nghèo đã trở thành một lý do khiến cho nhiều cuộc tình đỗ vỡ. Nghèo tiền bạc dẫn con người đến cái nghèo tình nghĩa. Nghèo yêu thương.

Tại một lớp tâm lý hôn nhân gia đình, khi chia sẻ về những khó khăn và những điều có thể trở thành nguyên nhân đổ vỡ hôn nhân, một sinh viên đã cho biết rằng ông là một giám đốc điều hành của một công ty nhỏ, nhưng hiện ông đang gặp phải khó khăn về tài chánh. Việc này có thể dẫn đến việc tan vỡ hạnh phúc gia đình của ông, khiến ông đang rất băn khoăn, lo lắng. Ông cho biết thêm với tình hình kinh tế hiện nay công ty ông sẽ buộc phải khai phá sản, và điều này sẽ khiến ông phải mất việc, và tất cả mọi cái khó khăn, lủng củng của gia đình sẽ bắt đầu từ đó. Đối với ông mất việc làm là ông sẽ không có đủ tiền trả tiền nhà, tiền xe, tiền bảo hiểm, tiền ăn uống và mọi sự cho gia đình. Ông không đủ tiền để vợ ông mua sắm, vì nàng là một người rất thích mua sắn, chưng diện. Tình trạng thiếu hụt ấy xảy ra một tháng, hai tháng, hoặc ít tháng thì hy vọng mọi việc đều tốt đẹp, bằng nếu không thì ông có thể sẽ mất lần các thứ khác, trước hết là chiếc xe của ông, kế đến là cái nhà của ông, và rất có thể là cả vợ ông.

Đây là kết quả của một nền văn hóa nghiêng về cá nhân chủ nghĩa. Lối suy nghĩ và hành động này đang trở thành rất phổ thông trong nhiều gia đình. Người ta cãi nhau, chửi nhau vì nghèo. Trong gia đình, sự so sánh, chê bai, đôi khi khiến người ta khinh bỉ nhau vì nghèo. Chồng nghèo khiến nhiều bà vợ ngoại tình. Vì nghèo khiến nhiều ông chồng bất mãn, chán đời. Vì nghèo khiến cho nhiều gia đình trở nên mặc cảm. Và đó là những lý do đưa đến đỗ vỡ hôn nhân.

Đem áp dụng vào hoàn cảnh của Gia Đình Thánh Gia, chúng ta mới thấy rằng sống trung thành, sống yêu thương nhau, và sống chung thủy với nhau trong những khó khăn của cuộc sống là một việc làm khó, nếu không muốn nói là rất khó. Giuse không ngại chịu khó, hy sinh cho gia đình. Maria không khinh bỉ, coi thường chồng mình vì nghèo.

Giêsu không kinh thường, không mặc cảm vì cha mẹ và gia đình nghèo. Điều quan trọng ở đây là Giêsu chính là Đấng Thiên Sai, và Ngài có quyền năng giúp cho cha mẹ mình vượt khỏi cái nghèo trong nháy mắt. Những việc ấy đã không xảy ra trong gia đình Nazareth. Cả ba đều chấp nhận sống nghèo để minh chứng tình yêu.

Trong hy sinh mới tỏ hiện được tình yêu. Trong thánh lễ thành hôn của người Công Giáo, lời thề trung thành, thương yêu và kính trọng nhau trong mọi hoàn cảnh nghèo cũng như giàu sang, khỏe mạnh cũng như lúc yếu đau, sang cũng như hèn là căn bản cho sự kết hợp giữa vợ chồng. Lời thề hứa này không chỉ mang tính nhân bản hay nghi thức, nhưng có một ý nghĩa cao cả vì mô phỏng và gợi lại ý nghĩa vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã hứa với con người. Lời thề hứa được thể hiện qua cuộc sống của các nhân vật trong Gia Đình Nazareth. Lời thề mang ý nghĩa bí tích và ơn gọi. Nó nhắc nhở cho các đôi tân hôn rằng nếu không có hy sinh thì tình yêu chỉ là mơ mộng, lãng mạn, và giả dối. Nhưng hy sinh mà không vì chủ đích yêu thương lại là thứ hy sinh vô giá trị, những hành động ngông cuồng, liều lĩnh.

Tóm lại, khi nhìn vào hang Belem và chiêm ngắm cảnh khó nghèo của Gia Đình Thánh này, là những người tin vào Thiên Chúa, và là những tâm hồn thiện tâm, chúng ta có thể rút ra bài học này, đó là hạnh phúc hôn nhân không căn cứ trên tiền bạc, danh lợi, quyền chức hay sắc đẹp mà căn cứ trên tư cách, trên giá trị tinh thần và vẻ đẹp tâm linh của con người; đặc biệt trên tình yêu cao cả mà vợ chồng dành cho nhau. Tình yêu quên mình, tình yêu tìm cầu hạnh phúc và biết hy sinh cho người mình yêu. Đó là bài học Belem.

 

Tác giả bài viết: Trần Mỹ Duyệt

Nguồn tin: Cánh Thiệp Tâm Tình

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây