Giáo xứ Vinh Hương

Châu Á có cảm nhận được lợi ích trong chiều hướng thay đổi của Đức Thánh Cha?

Thứ hai - 17/03/2014 19:45

Đức Phanxicô, người Mỹ Latinh đầu tiên và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đảm nhận chức giáo hoàng vào tháng 3 năm ngoái, ngay lập tức chiếm được trái tim của nhiều người và tiếp tục gây ấn tượng mạnh mẽ.

Thế nhưng, tôi tin rằng sự nổi tiếng của vị tân giáo hoàng này còn có ý nghĩa thật sự lớn hơn sự mến phục nhiều người dành cho ngài.

Trong khi cải cách Vatican đầy tai tiếng rõ ràng là một vấn đề quan trọng, tôi lại bị thu hút vào việc dường như Đức Phanxicô đang bắt đầu một nhiệm vụ lớn hơn nhiều đó là đưa ra một thách thức văn minh nhắm vào thay đổi bản chất và văn hóa của Vatican vốn đã không còn tiếp xúc với tính đa dạng toàn cầu và quan điểm của người đương thời, hiện đại hóa và đa dạng hóa toàn thế giới Công giáo.

Trong khi làm như thế, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cách mạng hóa nhận thức từ ba góc độ: tái xác định nhiệm vụ của Giáo hội, biến đổi từ cơ cấu tập trung quyền sang cơ cấu phân quyền và biến đổi từ “văn hóa loại trừ” sang “văn hóa hội nhập”.

Trong đó góc độ thứ hai là phân quyền có tầm quan trọng đặc biệt đối với Giáo hội ở Nhật và châu Á.

Trong nhiều thập niên qua, Giáo hội Công giáo cai quản toàn thế giới thông qua một mô hình châu Âu mà không cân nhắc đủ đến các nền văn hóa bản địa của mỗi vùng.
Kết quả là khoảng cách giữa giáo huấn Công giáo và các nền văn hóa địa phương đôi khi mang lại khó khăn cho Giáo hội tại Mỹ Latinh và châu Á.

Dường như Đức Thánh Cha đang xem xét ý tưởng ủng hộ đặc điểm này của Giáo hội trong mỗi vùng, thậm chí là phải giảm bớt quyền lực của giáo hoàng và Vatican.
Điều này báo hiệu một động thái xa rời châu Âu và Rôma trong thế giới Công giáo, và Đức Thánh Cha đã bắt đầu đưa ra hai thách thức theo chiều hướng này.

Thứ nhất là đưa quan điểm Dòng Tên vào lối tư duy của Vatican. Bằng cách thuyết phục giới giáo sĩ thay đổi thói quen phung phí và bênh vực người nghèo, Đức Phanxicô đang đưa vào Vatican văn hóa tiết kiệm và vị tha ‘hoang sơ’ của Dòng Tên.

Thách thức thứ hai nằm trong việc hội nhập quan điểm Mỹ Latinh. Quan điểm “bênh vực người nghèo quan trọng hơn là quá ám ảnh với những nguyên tắc gia đình” được Đức Thánh cha Phanxicô ủng hộ, chưa từng được nghe nói từ các vị tiền nhiệm, vốn là người châu Âu và do đó không biết được thực trạng tai hại của “nạn nghèo khổ đích thực”.

Là người Mỹ Latinh và hiểu rõ cảnh nghèo khổ cùng cực, Đức Phanxicô đã mang quan điểm Mỹ Latinh vào Vatican và đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách tâm lý giữa Rôma và nơi đó.

Đức Thánh Cha Phanxicô có nỗ lực giảm khoảng cách giữa châu Á với Rôma như thế không?

Chúng ta phải đánh giá từ lời nói và việc làm sau này của ngài, nhưng có những yếu tố tích cực.

“Hội nhập văn hóa” là từ được dùng để miêu tả cách Giáo hội Công giáo truyền bá đức tin bằng cách cho nó lọt qua màn chắn văn hóa bản địa trước để làm cho nó quen thuộc với người địa phương hơn trong các vùng khác nhau trên thế giới.

Đây là ý tưởng được linh mục Valignano ủng hộ cách đây 4 thế kỷ. Ngài là vị thừa sai Dòng Tên được cử sang Nhật, tại đây ngài đã tìm cách thực hiện ý tưởng này.

Mặc dù nỗ lực của ngài bị thất bại do sắc lệnh chống Kitô giáo của chế độ Tokugawa Shogunate (chính quyền quân sự Nhật thời phong kiến) và ý tưởng này dần dần biến mất từ khi ngài qua đời, Đức Phanxicô mang ADN Dòng Tên có thể cởi mở hơn với việc Á hóa Giáo hội tại Á châu thông qua hội nhập.

Từ “Á châu” đó có nghĩa gì?

Để tham khảo, chúng ta hãy xem xét cuộc thảo luận diễn ra trong Thượng Hội đồng Giám mục Á châu được tổ chức tại Rôma năm 1998.

Tại cuộc họp đó, nhiều tham dự viên châu Á than phiền rằng đạo Công giáo vẫn không phù hợp với các văn hóa châu Á, thể hiện thiếu hội nhập.

Chẳng hạn, đức tổng giám mục của Osaka chỉ ra Kitô giáo được nuôi dưỡng ở phương Tây mang đặc điểm của xu hướng quá thiên về người cha, nhị nguyên giữa da trắng và da đen, trong khi người châu Á tìm kiếm một nữ thần làm mẹ tất cả.

Lời bình luận này của một tổng giám mục Dòng Tên trùng với suy nghĩ của một chủng sinh và là vai chính trong cuốn tiểu thuyết Deep River của tác giả Công giáo Endo Shusaku.

Trong câu chuyện này, người chủng sinh chỉ ra đạo Công giáo châu Âu mang đặc điểm xác định rõ, lập luận và xem nhẹ tự nhiên quá đáng vốn xa lạ với người Nhật.

Tuy nhiên, khi châu Á nêu lên những quan điểm như thế vào năm 1998 đã bị Vatican cố tình làm ngơ.

Đức Phanxicô bày tỏ ý định ưu tiên viếng thăm châu Á trong năm nay và năm sau.

Ngài sẽ phản ứng như thế nào trước những tiếng nói bất mãn ở châu Á chưa được giải quyết là vấn đề khơi lên thích thú vô tận từ quan điểm văn minh.

Cuộc chiến gay go giữa “trung tâm” và “ngoại biên” và giữa “phổ quát” và “địa phương” là đề tài muôn thuở luôn ám ảnh bất kỳ nền văn mình nào. Đức Thánh Cha Phanxicô là hiện thân của vùng “ngoại biên”, là tu sĩ Dòng Tên đến từ Mỹ Latinh, ngài sẽ mang lại cho các Giáo hội ở châu Á và châu Phi cơ hội vàng để thuyết phục Rôma chấp nhận đặc điểm riêng của các Giáo hội này.

Đức Thánh Cha Phanxicô phản đối mô hình lấy Rôma làm trung tâm vốn tồn tại hơn 1.700 năm nay. Thách thức của ngài có vững hay không sẽ phụ thuộc vào chiều sâu của lòng tin về đa dạng hóa và hiện đại hóa thế giới Công giáo của ngài.

Nguồn: Hội nói tiếng Anh ở Nhật (ESUJ)

Giáo sư Kagefumi Ueno của Đại học Kyorin ở Tokyo là nhà bình luận và là cựu đại sứ Tòa Thánh

Nguồn tin: vietnam.ucanews.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây