Giáo xứ Vinh Hương

Ở Hy Lạp, chuyến đi rất chính trị của Đức Phanxicô

Thứ hai - 06/12/2021 19:27
Lo lắng về “sự đi lui của nền dân chủ”, ngài đã xin có một chính sách Âu châu cùng “phối hợp” để giúp người di cư.
Ở Hy Lạp, chuyến đi rất chính trị của Đức Phanxicô


Ngày Chúa nhật 5 tháng 12, trước người tị nạn trên đảo Lesbos, Hy Lạp, nơi Đức Phanxicô kết thúc chuyến tông du rất chính trị vào ngày thứ hai đầu tuần, ngài đưa ra lời kêu gọi tuyệt vọng tới toàn châu Âu để “ngăn chặn” tình trạng của người di cư, họ sống gần như là tù nhân trong các trại của châu lục già, ngài xin có một chính sách mở cửa và di cư của châu Âu để tránh cho “nền văn minh khỏi bị đắm tàu.”

Niềm vui chào đón thấy rõ, gần như từng gia đình người tị nạn, chủ yếu là người Afghanistan và châu Phi đến chào ngài – “Xin ngài giúp con, xin giúp con, xin giúp con”, ngài trả lời với một trong số những người này bằng tiếng Pháp, – ngài còn xin thư ký lấy chi tiết của những người di cư để giúp họ. Nhưng sau đó, ngay lập tức nét mặt ngài buồn hẳn khi ngài lên tiếng về bốn trục.

Nét mặt trầm xuống, trước hết ngài xin Âu châu có một chính sách “hòa hợp” và “mang một tầm mức lớn lao” để giúp người di cư. Trước bà Katerina Sakellaropoulou, tổng thống Hy Lạp, ngài nhận thấy một quốc gia như Hy Lạp không thể “một mình gánh trách vụ nặng nề như vậy.” Vì thế ngài kêu gọi một chính sách di cư cho toàn châu Âu, dựa trên “tinh thần hiếu khách”, bạn của người khách lạ (filoxenia) đã thấm nhuần trong văn hóa ngàn xưa. Tinh thần này sẽ giúp chúng ta vượt lên “tình trạng sống chật chội tù túng trong các khu ổ chuột, thúc đẩy việc hội nhập tuy chậm nhưng thiết yếu”. Ngài hiểu sẽ có các phản kháng, nhưng ngài van nài: “Chúng ta hãy chấm dứt tình trạng thoái thác trách nhiệm triền miên, khi nào cũng khoán việc người di cư cho người khác, xem như việc đó chẳng quan trọng với ai”.

“Những điều kiện không xứng đáng với con người”

Thông điệp thứ hai: tình trạng bên trong các trại tị nạn này. Bằng một giọng điềm tĩnh hơn so với những lúc ngài nói tự phát như ngày thứ sáu ở đảo Sýp, nơi ngài công khai nổi giận chống lại sự tồn tại của “những trại tập trung như thời Đức quốc xã”, một lần nữa, ngài tố cáo “những điều kiện không xứng đáng với con người” ở những trại bây giờ đã đóng cửa. “Có bao nhiêu điểm nóng nơi người di cư và người tị nạn sống trong điều kiện tối thiểu đến mức có thể chấp nhận được,  mà không thấy một giải pháp nào.”

Điểm nhấn mạnh thứ ba, ngài công kích những người đề nghị “dùng quỹ chung để xây tường với hàng rào dây kẽm gai” để ngăn chặn người di cư. Ngài lấy làm tiếc: “Thời đại của chúng ta là thời đại của những bức tường và hàng rào kẽm gai.”  Ngài nói, “chúng ta hiểu được nỗi sợ hãi và bất an” nhưng không phải bằng cách xây cao các rào cản mà chúng ta giải quyết được vấn đề”. Và đó là nỗi “cay đắng” của ngài, vì đó là “ảo tưởng khi nghĩ rằng xây như vậy là đủ để bảo vệ mình, bảo vệ để những người yếu nhất đừng gõ cửa.”

Điểm thứ tư lại còn mang tính chính trị hơn, Đức Phanxicô tiếp tục chỉ trích “các chủ nghĩa dân tộc”, một chủ nghĩa mà ngài đã chỉ trích vào ngày thứ bảy 4 tháng 12 trước các nhà cầm quyền đất nước. Ngài bày tỏ “sự lo ngại” của mình  về “sự đi lui của nền dân chủ” trước “chủ nghĩa chuyên chế của việc muốn giải quyết mọi sự nhanh chóng” và “sự cám dỗ của những đảm bảo dễ dàng do chủ nghĩa dân túy đưa ra.” Và “không phải chỉ có ở lục địa Âu châu”.  Ngài nhắc lại, “đường lối chính trị tốt” là đường lối dành “ưu tiên cho những người yếu nhất trong xã hội”, ngài chống lại “những giả thuyết dân tộc chủ nghĩa quá mức.”

Ngày chúa nhật tại Hy Lạp, ngài lại lên tiếng chống những người theo chủ nghĩa quốc gia, vì “rất dễ dẫn dắt dư luận bằng cách lan truyền sợ hãi lên người khác”. Vì thế ngài kêu gọi: “Chúng ta hãy đấu tranh đến gốc để chống lại tư tưởng thống trị này, tư tưởng tập trung vào cái tôi của riêng mình, vào những ích kỷ của cá nhân và của quốc gia, vốn trở thành thước đo và tiêu chí của mọi sự việc.”

Bởi vì “thu mình và chủ nghĩa quốc gia – như lịch sử đã dạy chúng ta – đều dẫn đến những hậu quả tai hại”.

Sau đó ngài kêu gọi “chúng ta hãy can đảm để cảm thấy xấu hổ” trước người di cư và “không chạy trốn quá nhanh trước các cơ thể nhỏ bé nằm trên bãi biển”.

Cuối cùng, ngài cho rằng “biển Địa Trung Hải, nơi hàng thiên niên kỷ gắn kết các dân tộc khác nhau và những vùng đất xa xôi, đang trở thành một nghĩa địa lạnh lẽo không bia mộ”. Ngài còn đi xa hơn khi so sánh “khối nước vĩ đại này, cái nôi của rất nhiều nền văn minh” này với “cái gương của thần chết”. Tuy nhiên, theo ngài, “sự thờ ơ này, đôi khi lại được biện minh cho cái gọi là các giá trị kitô giáo” dẫn đến một “sự đắm tàu của nền văn minh”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: www.phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây