Giáo xứ Vinh Hương

Sứ thần Kulbokas tại Ukraine: “Người dân Ukraine cố gắng sống cuộc sống bình thường nhất có thể”

Thứ năm - 08/12/2022 19:59
Sứ thần Visvaldas Kulbokas tại Ukraina
Sứ thần Visvaldas Kulbokas tại Ukraina

Chiến tranh và băng giá, nhưng Kiev đang cố gắng bắt đầu lại. Sứ thần Kulbokas: “Chúng tôi cần hòa bình, hòa bình đích thực”
 

Tại thủ đô Ukraine, người dân trở lại cuộc sống thường ngày và về với thánh lễ. Tình trạng khẩn cấp giá lạnh mùa đông, thiếu điện và sưởi ấm sau khi nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng bị phá hủy, mở ra viễn cảnh lo lắng cho mùa đông. Sứ thần Kulbokas: “Các chiếc xích đu bị phá, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục”

Mất điện ở Kyiv bắt đầu lúc 15h30, khi mặt trời xám lặn ngủ trên dòng sông Dnipro. Ở một nửa thành phố, cửa sổ của các tòa nhà chọc trời và máy bơm xăng còn tỏa sáng; nửa còn lại của thành phố chìm hoàn toàn trong bóng tối, nếu không có vài món đồ trang trí Giáng sinh leo lét treo trên ban công. Chỉ trong vài giờ, mọi sự đổi ngược: nơi có ánh sáng, bóng tối bao trùm và ngược lại. Từ nhiều tuần nay, người dân của thủ đô Ukraine đã sống trong những điều kiện này sau khi các cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng bị phá hủy.

Sứ thần Visvaldas Kulbokas nói: “Nhưng tiếng súng không còn vang lên như trước nữa. Một câu mà nhiều người dân Kiev lặp lại, như thể để xua đuổi nỗi kinh hoàng của các cuộc tấn công mới và xác nhận ý tưởng, sau khi vượt qua giai đoạn quan trọng nhất của cuộc xung đột, họ vẫn còn khả năng cự lại trước  “tình hình mới”. Đó là, thiếu điện, thiếu ánh sáng trong nhiều giờ và đôi khi trong nhiều ngày, không thể sưởi ấm sau cái lạnh băng giá giảm xuống dưới 0 độ ngay cả lúc 11 giờ sáng. Ngoài ra, tuyết đã rơi dày đặc ở thành phố trong nhiều ngày, bao phủ những mái vòm vàng của các Nhà thờ Chính thống và ở bậc thang của Quảng trường Maidan, nhà hát của cuộc cách mạng năm 2014.

Có điện rồi mất điện

Các giáo xứ, văn phòng và gia đình tìm máy phát điện, giá cả có thể lên tới một ngàn drivnia. Từ thành phố Ý Jesolo, nhờ gây quỹ, trong vài ngày tới sẽ có 40 người đến. Chủ yếu họ sẽ ở các khu vực ngoại vi và ở “tân Kiiv” khu vực được xây dựng vào những năm 80 và 90. Ở các khu thường trú, nơi có các đại sứ quán và dinh tổng thống, điều kiện tốt hơn nhiều. Sứ thần Kulbokas nói với nhóm các nhà báo Ba Lan và Ukraine đi cùng các sứ quán của họ tại Tòa thánh mà ngài tiếp đón tại tòa khâm sứ. Ở tòa khâm sứ cũng vậy, từ tháng 5 vừa qua, các chiếc bàn, các tấm nệm được dùng để trải dọc hành lang tầng dưới tránh bị các cuộc tấn công từ trên trời hoặc quá gần cửa sổ. Sứ thần Kublokas giải thích: “Chúng tôi cũng có những vấn đề của chúng tôi. Ở đây có một máy phát điện nhưng khi mất điện chúng tôi chỉ dùng được từ sáu đến bảy giờ liên tục, không hơn. Quá tải làm phá vỡ mọi thứ. Chúng tôi tốn thì giờ để sửa máy giặt, bếp, internet, v.v.”
 

tuyet

Người dân ở Quảng trường Maidan khi tuyết rơi


Hành trình đến Kiev

Trong số người dân Ukraine cũng có những người quay trở lại sau khi đã đi nơi khác. Trên chuyến tàu từ Przemyśl đến Kyiv, chỉ có một toa trống. Có các phụ nữ có con và một người đàn ông Trung quốc, ông đến Ukraine ‘làm việc’. Chuyến đi kéo dài mười tiếng rưỡi, hơn một giờ dừng lại ở biên giới để kiểm tra từng hộ chiếu cá nhân. Một nữ quân nhân mặc áo rằn ri và cờ xanh vàng khâu trên cánh tay, bà nhìn từng hành khách để kiểm tra xem khuôn mặt có đúng với hộ chiếu. Một quân nhân khác giữ con chó dò ma túy trên dây xích, hỏi: “Vì sao quý vị đến Ukraine?”.

Giáng sinh đến ngoài cửa

Trong các toa, hệ thống sưởi quá mức nhưng nó có tác dụng làm tan cái lạnh bên ngoài. Khi đến vùng nông thôn là quang cảnh mùa đông, cây phủ đầy tuyết và những ngôi nhà bỏ hoang từ cửa sổ. Borodianka, Bucha, Irpin. Các thành phố khủng khiếp được truyền thông khắp thế giới đưa tin. Nỗi kinh hoàng vẫn tiếp tục, dù Giáng sinh đang đến gần. Tổng giám mục Kryvytskyi nói: “Chúng tôi biết trên bàn ăn gia đình có thể thiếu một người nào đó, những người đã qua đời hoặc những người đã ra mặt trận. Mỗi tên lửa rơi xuống đều kéo dài tiến trình hòa bình. Và hòa bình không đến trong đầu hôm sớm mai, chính xác hòa bình là một quá trình. Chúng ta đang sống trong thời điểm biến đổi”.
 

Người dân trong giá lạnh


Hy vọng cho hòa bình

Sứ thần Kulbokas nhấn mạnh: “Chúng ta phải cầu nguyện cho hòa bình, hy vọng cho hòa bình. Một hòa bình thực sự, chứ không phải một nền hòa bình giả tạo có nguy cơ gây ra các cuộc chiến tranh khác trong tương lai. Tôi thấy trên mạng xã hội có nhiều video theo đó hòa bình người Nga đang nghĩ đến sẽ chỉ là ‘ngừng bắn’ để tập hợp lại và sớm muộn gì cũng tiêu diệt Ukraine. Đó là những gì mọi người ở đây thực sự sợ hãi.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây