Mở đầu bài phát biểu trong ngày 06/5, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại rằng rừng là hệ sinh thái quan trọng, nguồn nuôi dưỡng, nơi chứa đa dạng sinh học. Đề cập đến khái niệm “hệ sinh thái toàn diện” được Đức Thánh Cha nói đến trong thông điệp Laudato si', Quan sát viên Thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc khẳng định rừng còn là động lực phát triển bền vững, vì cung cấp phương tiện sinh sống, nước sạch và điều hoà khí hậu cho con người. Vì thế, điều thiết yếu là mọi hành động liên quan đến lĩnh vực này phải hướng tới sự phát triển toàn diện của các dân tộc phụ thuộc vào rừng.
Đại diện Toà Thánh cho rằng bằng cách mở rộng các khu bảo tồn và thúc đẩy quản lý rừng bền vững, chúng ta mới có thể bảo tồn đa dạng sinh học, giảm biến đổi khí hậu và đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của rừng cho các thế hệ tương lai. Đồng thời, cần phải tính đến thực tế kinh tế xã hội của người dân địa phương. Cân bằng các mục tiêu bảo tồn với nhu cầu của cộng đồng địa phương, thúc đẩy cơ cấu quản lý toàn diện, hỗ trợ các giải pháp sinh kế bền vững và thực hiện các phương pháp bảo tồn ở quy mô cảnh quan là những bước quan trọng theo hướng này.
Để kết luận, Đức Tổng Giám Mục cho rằng điều rất quan trọng là phải áp dụng cách tiếp cận sinh thái toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến sự liên kết giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế, từ đó bảo đảm một cách tiếp cận toàn diện tôn trọng tính toàn vẹn của các hệ sinh thái và cộng đồng.
Vatican News
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn