Giáo xứ Vinh Hương

Ly dị và rước lễ

Thứ hai - 13/06/2011 07:40

Ly dị và rước lễ

- Dựa theo giáo huấn ấy của Phúc âm, Hội thánh ngăn cấm và ra hình phạt đối với ai tự ý xin ly dị trước tòa đời (GL. số 1118).

Câu hỏi:

Thưa cha, con đã lập gia đình với bí tích hôn phối. Chúng con đã có hai con. Sống với nhau được hai năm đầu tốt đẹp, sau đó vợ con sinh nhiều tật xấu. Cuộc sống vợ chồng ngày càng trở nên căng thẳng. Chúng con thường xuyên cãi vã nhau nặng lời. Chịu đựng không nổi, con đã quyết định ra tòa ly dị. Đi xưng tội, cha sở cho con biết là con không được phép rước lễ. Con thắc mắc tại sao người ly dị lại ‘bị phạt’ không được rước lễ? Xin cho biết con phải làm gì để được rước lễ lại?

Từ .T. Hoàng

Trả lời:

 

Nói chung, người công giáo đã có bí tích hôn phối mà chủ trương ly dị là phạm trọng tội cưỡng lại lề luật của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã nói : “Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly” (Mt 19:6). Dựa theo giáo huấn ấy của Phúc âm, Hội thánh ngăn cấm và ra hình phạt đối với ai tự ý xin ly dị trước tòa đời (GL. số 1118). Sự phạt vạ ấy là không được công khai rước lễ.

Việc ly dị mang hai chiều kích. Xét về phương diện nội tại (internal forum), người ly dị mắc tội trọng vì đã phạm đến 1 trong 2 đặc tính căn bản của bí tích hôn phối: sự bất khả phân ly. Xét về phương diện bên ngoài (external forum), người ấy ở trong tình trạng thường xuyên và công khai lỗi phạm lề luật Thiên Chúa và nêu gương xấu cho cộng đoàn Dân Chúa.
            Về mặt lương tâm nội tại, tội ấy có thể được tha thứ như mọi tội khác, nếu ta thành thật xưng tội và có thiện chí sửa đổi hoàn cảnh tội lỗi. Nghĩa là, theo lương tâm, tội ấy không nhất thiết làm cho ta không được lãnh các bí tích. Tuy nhiên, về phương diện cộng đồng, người ấy bị coi là lỗi phạm công khai vì gây nên gương xấu cho Dân Chúa; do đó, để được lãnh nhận các bí tích cách công khai trong cộng đồng, cần phải giải tỏa gương xấu ấy trước.
            Áp dụng những nguyên tắc trên vào trường hợp của chị, xin đề nghị những việc cụ thể phải làm như sau:
            a) Tìm cách trao đổi để tha thứ và giải hòa lại với chồng. Như thế, ít nhất là trong tâm tư, hai người sẽ giải tỏa sự buồn bực, giận hờn, chia rẽ. Đây là điều kiện tối thiểu để hóa giải sự phân ly về mặt tâm lý đối với người phối ngẫu. Từ đó, chị mới có thể xưng tội và rước lễ. Nhưng việc lãnh nhận các bí tích này phải được thực hiện cách kín đáo, hầu không làm cho các tín hữu khác hiểu lầm và nên gương mù.
            b) Sau đó, để được công khai lãnh nhận các bí tích này như trước, vợ chồng chị cần phải tìm cách trở về tổ ấm, sum họp lại. Nếu không, cần phải có một hành động công khai như : một lời giải tỏa sự hờn giận, chia rẽ vợ chồng; một chứng cớ, hay một biểu tỏ sự hối lỗi về việc ly dị. Hoặc nữa, nếu thấy có lý do chính đáng trong lương tâm, chị có thể trình với một linh mục để giúp suy xét và làm thủ tục tiêu hôn theo giáo luật. Chỉ những điều kiện ấy mới đánh tan gương xấu trước mặt cộng đoàn Dân Chúa, và cho phép lương tâm Giáo hội ban ơn xá giải và Mình Thánh Chúa cho chị cách công nhiên.

 

 

Tác giả bài viết: Lm. Đa Minh Trần Quốc Bảo, DCCT

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây