11:16 ICT Chủ nhật, 17/01/2021
  • Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Giáo xứ Vinh Hương
    • » Chúc Mừng
    • » Thông báo
    • » Phân ưu
    • » Tác giả gxvinhhuong
    • » Suy niệm Lời Chúa
    • » Tin tức
    • » Trang Giáo Xứ & Hội Đoàn
    • » Trang Giới Trẻ & Thiếu Nhi
    • » Trang Giáo Hội
    • » Giáo phận Ban Mê Thuột
  • •Lược sử
  • •Liên hệ
  • •Tìm kiếm
  • •Audio - Video
 

•Giáo xứ Vinh Hương

  • Chúc Mừng
  • Thông báo
  • Phân ưu
  • Tác giả gxvinhhuong
  • Suy niệm Lời Chúa
    • Suy niệm Lời Chúa mỗi...
    • Cầu nguyện với Mẹ
  • Tin tức
  • Trang Giáo Xứ & Hội...
  • Trang Giới Trẻ & Thiếu...
    • Vui học Lời Chúa
    • Youcat - Giáo lý Công...
    • @Pontifex - Tin nhắn...
  • Trang Giáo Hội
    • Giáo Hội toàn cầu
    • Giáo Hội Việt Nam
  • Giáo phận Ban Mê Thuột
  • Chia sẻ
  • Sống đạo
  • Nhân bản
  • Ơn gọi
  • Hôn nhân & Gia đình
  • Thư viện Công giáo
    • Các Thánh
    • Văn học - Nghệ thuật
    • Kho Lưu trữ
  • Học thuyết xã hội Công...
  • Sưu tầm
    • Cuộc sống quanh ta
  • Video Clips

•Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 18

•Máy chủ tìm kiếm : 2

•Khách viếng thăm : 16


Hôm nayHôm nay : 7986

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 197218

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21985478

•Kết nối













 

•Đêm thánh ca Cảm Tạ Hồng Ân

•Flycam - Toàn Cảnh Vinh Hương

•Thánh lễ Tạ Ơn 60 Năm Vinh Hương

Trang nhất » Giáo xứ Vinh Hương » Sưu tầm

Đời là bản nhạc giao hưởng

Thứ tư - 22/07/2020 07:41


“Lạy Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được sống đời đời?” (Mt 19,16).

Thử tưởng tượng trong lúc ngồi ở phòng hoà nhạc chăm chú lắng nghe những dòng nhạc hay nhất thì bạn sực nhớ ra là mình quên khoá xe. Bạn áy náy về chiếc xe, bạn không thể bước ra ngoài mà cũng không thể thưởng thức bản nhạc. Đó là hình ảnh hết sức trung thực của rất nhiều người.

Đối với người có tai để nghe thì cuộc đời là một bản giao hưởng; nhưng rất ít người nghe bản nhạc ấy. Tại sao? Vì họ bận nghe những tiếng động đã bị cài đặt vào bộ óc của họ. Những tiếng động ấy và nhiều điều khác nữa, như những mối quyến luyến của họ chẳng hạn. Sự quyến luyến đúng là một tên sát nhân hạng nặng.

Muốn thực sự nghe được bản giao hưởng, bạn phải nhạy cảm đủ để có thể nắm bắt từng nhạc cụ một trong bản nhạc. Nếu bạn chỉ thích nghe trống, bạn sẽ không nghe được toàn bộ bản giao hưởng vì tiếng trống sẽ át đi các nhạc cụ khác. Có thể bạn thích trống, thích vĩ cầm hay dương cầm. Điều ấy không có gì xấu vì một sở thích không phá hỏng khả năng nghe và khả năng thưởng thức các nhạc cụ khác. Nhưng một khi sở thích biến thành sự quyến luyến tới mức ràng buộc thì nó sẽ khiến tai bạn chai cứng không nghe được các nhạc cụ khác và khiến bạn bỗng chốc chê bai các âm thanh khác. Nó làm bạn trở nên mù tịt đối với một nhạc cụ nào đó vì bạn đã tặng cho nó một giá trị vượt xa những gì nó đáng được.

Bây giờ, bạn hãy nhìn một người hay một vật mà bạn quyến luyến: một người hay một vật được bạn trao cho hết sức mạnh để làm mình hạnh phúc hay bất hạnh. Hãy xem làm thế nào mà từ lúc đó bạn trở nên kém nhạy cảm trước những sự việc khác trên thế gian, chỉ vì bạn đã tập trung hết mọi chú ý để nắm lấy người ấy hay vật ấy, và để bám lấy người ấy hay vật ấy, không còn biết tới các người khác hay vật khác.

Hãy xem bạn đã trở nên chai cứng như thế nào khi đứng trước đối tượng quyến luyến của mình.

Khi nhìn thấy thế, bạn cảm thấy mong muốn gỡ mình ra khỏi mọi sự quyến luyến. Vấn đề là làm thế nào đây?

Có khước từ và né tránh cũng chẳng ích gì, vì có bịt tai không nghe tiếng trống bạn càng làm cho mình thêm chai cứng và vô cảm như khi chỉ tập trung nghe tiếng trống.

Điều bạn cần phải làm không phải là khước từ mà là hiểu, nhận thức.

a. Nếu những điều bạn quyến luyến có làm bạn đau khổ và hối tiếc thì đó là một chi tiết rất có lợi giúp bạn hiểu ra sự thật.

b. Nếu ít là một lần trong đời bạn thèm khát tự do và yêu thích cuộc sống khi không bị ràng buộc với bất cứ điều gì, thì đó cũng là một chi tiết có ích.

c. Những điều ấy cũng giúp bạn chú ý tới âm thanh của các nhạc cụ khác trong ban nhạc hoà tấu.

d. Nhưng sẽ không có gì thay thế được bổn phận của bạn là phải nhận thức được mình đã đánh mất rất nhiều khi đề cao tiếng trống quá đáng và bịt tai không nghe những âm thanh khác trong ban nhạc.

Rồi sẽ tới ngày bạn không còn mê say tiếng trống nữa, bạn sẽ không còn nói với người bạn ấy của mình “anh đã làm tôi sung sướng tới mức nào”. Vì chưng nói câu ấy là đã nịnh hót tiếng trống và đã bắt nó tiếp tục chiều theo ý mình. Và một lần nữa bạn lại gây cho mình ảo tưởng rằng hạnh phúc của mình là tuỳ vào anh bạn trống ấy.

Đúng hơn, hãy nói “Khi nào anh với tôi gặp nhau, chúng ta sẽ thấy hạnh phúc”. Nói như thế là làm cho niềm hạnh phúc của mình không bị lây nhiễm tiếng trống và chính bạn. Cũng nhờ đó giúp hai bên chia tay nhau không chút ràng buộc, cũng như có được kinh nghiệm mà khi hai bên gặp nhau hai bên đã cảm thấy; bởi chưng lúc ấy không phải hai bên tận hưởng nhau mà hai bên đang tận hưởng bản giao hưởng trổi lên trong cuộc gặp gỡ ấy.

Khi bạn tiếp tục với tình huống khác, với con người hay việc làm khác, bạn có thể cũng làm được như thế mà không cần phải chần chừ do dự. Rồi bạn sẽ khám phá thấy bản giao hưởng trổi lên, cứ mỗi đoạn lại một giai điệu khác, và cứ thế.

Bây giờ bạn sẽ lướt qua cuộc đời mình, đi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, hoàn toàn chìm ngập trong hiện tại, nếu có mang cái gì của quá khứ theo thì cũng chỉ rất ít, và ít tới mức tâm trí bạn có thể lướt qua cả lỗ cây kim: chẳng bị những lo lắng của ngày mai làm xao động như chim trên trời như hoa ngoài đồng. Bạn sẽ không quyến luyến với bất cứ ai hay bất cứ sự gì, vì bạn đã nếm được cai hay của bản giao hưởng cuộc đời. Bạn sẽ chỉ yêu cuộc đời với tất cả tâm hồn, linh hồn, trí khôn và sức mạnh của mình. Bạn sẽ thấy mình bay nhảy không bị vướng víu và tự do chẳng khác gì chim lượn trên bầu trời, luôn luôn sống trong Hiện Tại Vĩnh Hằng. Bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: “Lạy Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?”

Tác giả: Anthony de Mello, S.J.
Dịch giả: Lm. Phêrô Đặng Xuân Thành
Trích sách: Tiếng gọi yêu thương

Nguồn tin: www.dongten.net

Từ khóa: n/a
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi

Những tin mới hơn

  • Cuộc sống “tạm” (15/11/2020)
  • Tháng Này (28/10/2020)
  • Đi tu (24/08/2020)
  • Một chút về "Thiền sư không động" (10/08/2020)

Những tin cũ hơn

  • Người cũ lấy chồng (06/07/2020)
  • Cô gái thương tật ôm khát khao làm từ thiện (26/05/2020)
  • Một số hình ảnh: Sáng kiến mục vụ thời đại dịch (31/03/2020)
  • Sống ở nơi dành cho người chết (09/03/2020)
  • Chữ quốc ngữ ra đời lúc nào? (30/04/2019)
 

•Tin mới / Bài mới

  • Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19 Chỉ trong một tuần qua có 10 giám mục qua đời vì Covid-19
  • Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc Tân Giám mục chính tòa Xuân Lộc
  • Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa Ông Phêrô Hồ Hải Quang đã an nghỉ trong Chúa
  • Hãy đến mà xem Hãy đến mà xem
  • Lưu ý việc xức tro trong thời gian đại dịch Lưu ý việc xức tro trong thời gian đại dịch
  • Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên: Chương trình chăm sóc người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2021 Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên: Chương trình chăm sóc người nghèo dịp Tết Nguyên Đán 2021
  • Linh mục Philippines sắp hầu tòa sau khi phản đối chính sách ma túy của tổng thống Linh mục Philippines sắp hầu tòa sau khi phản đối chính sách ma túy của tổng thống
  • ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI đã chích ngừa Covid-19 ĐTC Phanxicô và Đức Biển Đức XVI đã chích ngừa Covid-19
  • Một vài suy nghĩ về nhiệm vụ giảng lễ của linh mục Một vài suy nghĩ về nhiệm vụ giảng lễ của linh mục
  • Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona Vatican bắt đầu chiến dịch chích ngừa virus corona
  • Tại Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nơi 48 Ki-tô hữu bị khủng bố sát hại Tại Iraq, ĐTC Phanxicô sẽ thăm viếng nơi 48 Ki-tô hữu bị khủng bố sát hại
  • ĐTC Phanxicô: Hãy ngợi khen Chúa cả khi gặp khó khăn vì Chúa luôn trung thành và yêu thương chúng ta ĐTC Phanxicô: Hãy ngợi khen Chúa cả khi gặp khó khăn vì Chúa luôn trung thành và yêu thương chúng ta
  • Do đại dịch, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích sửa đổi cách thức Xức tro Do đại dịch, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích sửa đổi cách thức Xức tro
  • Tân linh mục Phaolô Võ Tấn Lộc dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ Vinh Hương Tân linh mục Phaolô Võ Tấn Lộc dâng lễ tạ ơn tại nhà thờ Vinh Hương
  • Khẩu hiệu và logo chuyến tông du của ĐTC tại Iraq Khẩu hiệu và logo chuyến tông du của ĐTC tại Iraq
  • Giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo: Mấy lời nhắn nhủ thanh niên nam nữ đến tuổi kết bạn Giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo: Mấy lời nhắn nhủ thanh niên nam nữ đến tuổi kết bạn
  • Sắc lệnh các Ân xá đặc biệt trong Năm kính Thánh Giuse Sắc lệnh các Ân xá đặc biệt trong Năm kính Thánh Giuse
  • Viễn tượng hoạt động của Đức Thánh Cha trong năm 2021 Viễn tượng hoạt động của Đức Thánh Cha trong năm 2021
  • ĐTC Phanxicô: Thiên Chúa tỏ mình nơi có lòng thương xót ĐTC Phanxicô: Thiên Chúa tỏ mình nơi có lòng thương xót
  • Các nhà lãnh đạo tôn giáo Thái Lan hành hương thúc đẩy hòa bình Các nhà lãnh đạo tôn giáo Thái Lan hành hương thúc đẩy hòa bình
  • Thêm 7 linh mục Mexico qua đời vì Covid-19 Thêm 7 linh mục Mexico qua đời vì Covid-19
  • ĐTC bổ nhiệm giáo dân đầu tiên làm chủ tịch Ủy ban Kỷ luật của giáo triều Roma ĐTC bổ nhiệm giáo dân đầu tiên làm chủ tịch Ủy ban Kỷ luật của giáo triều Roma
  • Tình liên đới trong đại dịch Tình liên đới trong đại dịch
  • Đức TGM Lorefice kêu gọi mọi người nhớ đến thảm trạng của người di cư Đức TGM Lorefice kêu gọi mọi người nhớ đến thảm trạng của người di cư
Xem thống kê truy cập

 Giáo xứ Vinh Hương - Giáo phận Ban Mê Thuột - (Bản đồ)

Đc: Đức Mạnh, Dakmil, Daknong - Email : gxvinhhuong@gmail.com