Giáo xứ Vinh Hương

Một giáo hoàng kẻ thù của tham nhũng

Thứ năm - 01/03/2018 01:10
Giáo hội không cần tiền bẩn, nhưng cần tâm hồn rộng mở

Trích sách Trong đầu của Đức Phanxicô, Nicolas Tenaillon, nxb Solin, Actes Sud

Thông điệp Chúc tụng Chúa, Laudato si nói về việc gìn giữ “căn nhà chung”, một danh từ của Gorbatchev để chỉ định Âu châu. Nhưng Đức Phanxicô biết có một cấp bách khác phải làm trên đường đi của triều giáo hoàng của mình: quản trị căn nhà riêng của mình, theo nghĩa quản trị tài chánh Vatican. Trước khi được bầu chọn ngài đã biết vì khi được hỏi, theo ngài, đâu là các đức tính của một giáo hoàng tương lai, ngài đã đưa ra tiêu chuẩn thứ tư là tiêu chuẩn “cải cách giáo triều”. Việc bầu chọn ngài có được thúc bách bởi sự cần thiết này không?

Một vài người cho rằng có, lấy lý do vì tính thực tiễn, vì tính đấu tranh, ngài có sức mạnh và hiệu năng mà vị tiền nhiệm của ngài đã thiếu để chỉnh đốn lại Tòa Thánh. Có nhiều người phản bác lại phân tích này, cho rằng giáo triều không nhất thiết phải bầu một người có thể hại mình. Và đúng, vì lo cho việc làm gương của Giáo hội, giáo hoàng đụng đến điểm khó khăn, có nên nói hay không nên nói các mất quân bình trong việc quản trị giáo phận Rôma không. Một tấm gương xấu của Giáo hội sẽ đi ngược với chương trình này, đương nhiên đã có chuyện rò rỉ Vatileaks và một cách chung, việc thổi phồng trên truyền thông các “sinh hoạt” của Tòa Thánh đã làm hại cho uy tín của việc phúc âm hóa dựa trên tính gương mẫu hạnh kiểm các giới chức cấp cao nhất trong thứ trật Giáo hội. Điều này giải thích, một vài người đã có chọn lựa kín đáo hoặc chiến lược để tránh kết quả thấy trước. Vì thế theo Victor Manuel Fernández, Giám mục Viện trưởng Viện Đại học Công giáo Argentina, cho rằng: “Tập trung chúng tôi vào việc cải cách giáo triều Rôma không quá quan trọng như vậy”. Nhưng có thể là không sai khi nói, Đức Phanxicô thà chọn cách đưa ra các yếu kém của giáo triều trong dự án giải trung tâm của ngài thì tốt hơn. Điều này giải thích tầm quan trọng khi ngài công khai tố cáo nạn tham nhũng, một vấn nạn gờm chừng cho những ai ở trọng tâm của quyền lực. Chẳng hạn trong bài giảng ngày 15 tháng 5 – 2013 ở Nhà nguyện Thánh Mácta, ngài đã giảng: “Khi một linh mục, một giám mục chạy theo tiền bạc thì giáo dân không còn yêu kính họ nữa”.

Nổi tiếng là người “chính trực sắt đá”, Đức Phanxicô rất nhạy cảm với vấn đề tham nhũng, ngài đến từ một nước bị nạn tham nhũng làm băng hoại, từ đỉnh cao quyền lực đến tận người cùng đinh ngoài đường. Một thói quen gian lận thường được nghe trong tòa giải tội (tôi là người công giáo nhưng tôi không đóng thuế (…), tôi cân gian, tôi điều chỉnh taxi-kế để có lợi) để cuối cùng là một loại “văn hóa tham nhũng” thống trị. Ngài ghi nhận, người dân cứ nghe lui nghe tới “không ai giàu nhờ làm việc” thì rồi họ nghĩ thật là như vậy! Ngài nói, chính ngài cũng là nạn nhân của một vụ toan tính tham nhũng, nhưng ngày hôm đó ngài được báo động kip. Nạn dịch này không phải là không có ở Ý, ngày 21 tháng 3 – 2015 trong chuyến viếng thăm đầu tiên ở Napoli, bất chấp mafia vì mafia ở đó còn nhiều hơn các nơi khác, mafia đã làm giới trẻ bị suy đồi, ngài không ngần ngại lên tiếng: “Như con súc vật chết thúi, nạn tham nhũng cũng ung thối, xã hội tham nhũng bị ung thối và tín hữu kitô rước tham nhũng vào người cũng ung thối.” Đây là lời kêu gọi rõ ràng nhắm đến người công giáo. Chính họ phải làm gương, chứng tỏ qua hạnh kiểm của mình, một công việc chính trực đem lại cho con người về mặt nhân bản nhiều điều tốt hơn là đi đường tắt dễ dàng để làm giàu mà không nghĩ đến lợi ích chung.

Một trong rất hiếm quyển sách ngài viết xuất bản trước khi được bầu chọn: Suy tư về hy vọng (Réflexions sur l’espérance, 1992 xuất bản tại Argentina), Bergoglio đã có một nghiên cứu sâu đậm về tham nhũng và về tội. Ngài cho rằng “mọi tham nhũng ngoài xã hội là kết quả của một tâm hồn tham nhũng” và điều khác biệt giữa một người tham nhũng và một người phạm tội là người tham nhũng “nản lòng không muốn xin tha thứ, họ sợ hy vọng”. Họ núp trong các thói quen xấu, che giấu tính xấu và cuối cùng là hài lòng với tình trạng tham nhũng của mình mà không xấu hổ. Nơi người này, sự dữ đã chiến thắng vì họ không muốn chiến đấu nữa. Từ một phân tích như vậy, người ta hiểu Bergoglio khi là giáo hoàng đã dấn thân hết mình trong cuộc chiến đấu gay go với tham nhũng, vấn nạn làm người tham nhũng quay lưng với Giáo hội. Để đạt mục tiêu này, ngài đã thành lập một bộ tương đương bộ Tài chánh, đứng đầu là Hồng y tin tưởng người Úc George Pell, người đã thanh lọc các tài khoản của các ngân hàng Vatican (đặc biệt ngân hàng IOR – Ngân hàng của các công việc tôn giáo – có một quá khứ không tốt), chấm dứt việc thổi phòng hóa đơn và chiêu dụ khách hàng, đòi hỏi được truy nguyên các tiền tặng, vì như ngài nói trong buổi tiếp kiến chung ngày 2 tháng 3 – 2016: “Giáo hội không cần tiền bẩn, nhưng cần tâm hồn rộng mở”. Thật không may, theo nhiều nhà Vatican học thì cuộc chiến mà Đức Bênêđictô XVI đã không thể dẫn dắt được, Đức Phanxicô đã coi như bị thất bại trước. Vì theo nhà Vatican học Marco Politi, “ở Ý và đặc biệt ở Rôma, cả một giới giáo sĩ-kinh doanh đã phất lên từ khi thành lập Quốc gia Vatican ngày 11 tháng 2 – 1929. Để loại trừ nó là một trách vụ vượt quá sức mạnh của một người”. Từ thực tế này, ngày nay vẫn còn, các ngân sách của Vatican và của Tòa Thánh đã không được thống nhất, “Vatican không ở trong danh sách trắng của các Quốc gia đạo đức do tổ chức Moneyval thành lập theo các tiêu chuẩn của Nhóm Hành động Tài chánh Quốc tế (Groupe d’action financière, GAFI), nhóm này có trách nhiệm tổ chức các biện pháp chống việc rửa tiền” và người ta cho rằng chỉ 50 % số tiền quyên được dành cho người nghèo.

Tác giả bài viết: Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây