Giáo xứ Vinh Hương

Những nữ tu làm khoa học

Thứ ba - 22/08/2017 17:52

Không thua kém nam giới, nữ giới cũng có những đóng góp không nhỏ cho xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học vốn đòi hỏi nhiều sự cống hiến và tinh thần làm việc không ngừng. Trong số những người nữ này, có những vị là các nữ tu thuộc các Hội Dòng khác nhau.

Sống đời tu trì đã là một sự chọn lựa lớn lao. Quyết định làm khoa học với vai trò của một nữ tu cũng đòi hỏi họ sự cống hiến và tinh thần kỷ luật không kém.

1. Nữ tu Mary Kenneth Keller

Sơ Mary Kenneth Keller sinh năm 1913, tại Cleveland thuộc Bang Ohio, Hoa Kỳ.

Năm 1932, sơ gia nhập Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái Trinh Nữ Maria, thuộc Iowa. Tám năm sau, sơ khấn trọn đời trong Hội Dòng, trước khi lấy bằng cử nhân và thạc sĩ Toán học tại đại học DePaul, Chicago. Tại đây, sơ bắt đầu theo đuổi ngành khoa học máy tính (computer science).

Năm 1965, sơ là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ khoa học máy tính.

Sau đó, sơ đã làm việc tại nhiều trường đại học khác nhau, trong đó có đại học Clarke, thuộc Viện Công giáo Roma tại Dubuque, Iowa. Tại đây, sơ đã thành lập Khoa Khoa Học Máy Tính và đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa trong 20 năm, đóng góp nhiều thành tựu cho sự phát triển của trường.

Trước khi bước vào thời đại của Internet, sơ đã tiên đoán khá chính xác về tương lai của Internet rằng, “Chúng ta sắp bước vào một cuộc bùng nổ thông tin, rõ ràng thông tin không phải là vô ích, chúng có những giá trị của nó”

Sơ qua đời ngày 10/01/1981. Ghi nhận những đóng góp của sơ, trường đại học nơi sơ giảng dạy ngày nay đã thành lập trung tâm Tin Học Keller và trao học bổng S.M.Kenneth Keller cho các sinh viên năm thứ I của trường.

2. Nữ Tu Mặt Trời

Sơ Paula Gonzalez sinh tại Albuquerque, New Mexico năm 1932, được xem là “nữ tu mặt trời” (solar nun) vì công việc của sơ liên quan đến năng lượng mặt trời.

Năm 1954, Sau khi tốt nghiệp Đại học Mount St.Joseph tại Cincinnati, sơ đã gia nhập Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái (Sisters of C-harity), và giảng dạy tại một trường trung học.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và tiến sĩ sinh học tại trường Đại học Công giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America) tại Washington, sơ giảng dạy tại trường đại học Mount St.Joseph.

Năm 1970, sơ đã dấn thân nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường và năng lượng.

Với những đóng góp trong nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời, năm 2005, Hiệp hội năng lượng Xanh Ohio đã trao tặng cho sơ phần thưởng danh dự trọn đời. Sơ qua đời ngày 31/06/2016.

3. Nữ Tu Pho-mát (Cheese Nun)

Sơ Noella Marcellino, thuộc Hội Dòng Biển Đức Nữ, được xem là nghệ nhân làm phô-mát.

Sơ sinh năm 1952 tại Massachusettes. Trước khi gia nhập Dòng Biển Đức, sơ theo học tại Đại học Sarah Lawrence tại Bronxville.

Năm 1997, sơ nhận ra lời mời gọi của Thiên Chúa với công việc làm Pho-mát, sau khi Hội Dòng nhận nuôi một con bò cái cho sữa đầu tiên.

Năm 1980, Tổng giám mục giáo phận địa phương mời gọi các thành viên của Hội Dòng theo đuổi việc giáo dục ở bậc cao hơn. Sơ Marcellino được tiếp tục theo học tại Đại học Connecticut và hoàn thành chương trình Khoa học Nông nghiệp.

Sau khi được trao học bổng Fulbright, Sơ đã đến Pháp và nghiên cứu về sự tác động của việc phân hủy ảnh hưởng lên mùi vị của pho-mát và phân tích cơ chế vi sinh của quá trình này. Sơ đã thực hiện nghiên cứu tại những làng làm pho-mát nổi tiếng của nước Pháp.

Năm 2003, sơ lấy bằng tiến sĩ vi sinh tại Đại học Connecticut. Trong khoảng thời gian làm nghiên cứu sinh, sơ đi khắp nước Pháp và học hỏi rất nhiều những bí mật của các nghệ nhân nổi tiếng.

Dựa trên một tài liệu có nhan đề The Cheese Nun: Sister Noella’s Voyage of Discovery (Tạm dịch: Nữ Tu Pho-mát: Cuộc hành Khám Pháp Của Sơ Noella), người ta đã gọi Sơ là “Nữ tu pho-mát”. Sơ đã có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn những những nét văn hóa truyền thống và truyền lại cho thế hệ trẻ.

Với những người phụ nữ này, ơn gọi dấn thân cho khoa học và đời sống tu trì có lẽ không có sự khác biệt. Mỗi lĩnh vực mà họ đang dấn thân đều thể hiện tài năng và lòng quyết tâm cao độ của những người nữ tu nhỏ bé và giản dị, chất đầy lòng yêu mến phục vụ con người qua con đường khoa học, làm vinh danh Thiên Chúa hơn.

Theo Aleteia

 Tags: n/a

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây