Giáo xứ Vinh Hương

Jean-Marc Aveline, tổng giám mục Marseille: “Nước Pháp gây tò mò cho giáo hoàng và thành phố Marseille thu hút ngài”

Thứ ba - 23/08/2022 20:57
Jean-Marc Aveline, tổng giám mục Marseille: “Nước Pháp gây tò mò cho giáo hoàng và thành phố Marseille thu hút ngài”
Vài ngày trước nhiệm kỳ hồng y đầu tiên, tổng giám mục Jean-Marc Aveline, giáo phận Marseille trả lời báo Ngày Chúa Nhật, JDD về các dự án ưu tiên cho Giáo hội công giáo và những thay đổi của Đức Phanxicô với thể chế.
 

Ngày 27 tháng 8 tại Rôma, tổng giám mục Marseille, Jean-Marc Aveline sẽ là hồng y cử tri thứ năm của nước Pháp có khả năng bầu giáo hoàng. Công nghị sẽ bổ nhiệm 20 tân hồng y nảy sinh suy đoán: liệu trong dịp này Đức Phanxicô có tuyên bố từ chức không? Ngồi xe lăn từ đầu tháng 5, chính ngài dường như bồi thêm động lực cho tin đồn, cuối tháng 7 ngài thừa nhận sẽ phải giảm các chuyến đi hoặc “gác mình qua một bên”. Ngày 28 tháng 8, ngài sẽ đến Aquila để viếng mộ giáo hoàng Celestine V, giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm ở thế kỷ 13, trước khi họp với các hồng y từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về việc cải cách Giáo triều của ngài. Từ chối không tin vào việc từ nhiệm, tổng giám mục Jean-Marc Aveline xem xét liệu có khả năng ngài đi Pháp không.

Có phải trở thành hồng y là ước mơ của mọi người trong Giáo hội không?

Tổng giám mục Jean-Marc Aveline: (Cười) Thành thật mà nói thì không! Cũng khá chóng mặt vì phải đáp ứng lời kêu gọi của giáo hoàng để giúp ngài trong sứ mệnh của ngài. Tôi không phải không có mạng lưới: công việc của tôi liên kết với công việc của ngài. Mỗi hồng y được bổ nhiệm trong một hoặc nhiều bộ của giáo triều. Về phần tôi, tôi sẽ làm việc trong một cơ quan liên quan đến đối thoại giữa các tôn giáo và một cơ quan có trách nhiệm bổ nhiệm các giám mục. Nhưng tôi vẫn là tổng giám mục giáo phận Marseille.

Làm thế nào để trở thành hồng y trong một đất nước mà đức tin công giáo đang bị khủng hoảng?

Đó là một thách thức, nhưng đồng thời cũng đặt chúng ta vào đúng vị trí của mình. Không phải để hưởng quyền lực như khi Giáo hội nắm một quyền lực nào đó trên xã hội. Giáo hội Pháp được đánh dấu bởi một quá trình thế tục hóa rất mạnh, như thế chắc chắn củng cố cho lựa chọn chính trị của chủ nghĩa thế tục. Đây là một trong những điều làm giáo hoàng suy nghĩ. Với chúng tôi, khi thế tục trở thành chủ nghĩa thế tục, chúng tôi phải luôn cảnh giác; nhưng mặt khác, khi tôn giáo lấn quyền công dân, chúng ta cũng phải cảnh giác. Vì thế chủ nghĩa thế tục đặt quyền công dân trên đức tin tôn giáo là một chuyện rất tốt. Nhiều quốc gia thích công thức này. Điều cũng làm Đức Phanxicô tò mò, ở một đất nước mà Chúa dường như đã biến mất khỏi khung cảnh này, mà sức sáng tạo mục vụ rất mạnh trong Giáo hội Pháp. Tháng 5 năm nay có mười vị thánh được phong ở Rôma, trong số này có ba thánh của Pháp: đó là rất lớn.

Ngày nay, là người công giáo ở nước Pháp bị không còn kitô giáo có nghĩa là gì?

Việc giữ đạo khá đối chọi. Tại Lộ Đức, ngày 15 tháng 8, có người công giáo gốc, rất ăn sâu từ nhiều thế hệ, nhưng cũng có những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm về giáo hội nhưng có một ước muốn thiêng liêng quan trọng. Cũng có những người do dự khi bước một bước qua ngưỡng cửa tôn giáo, nhưng trong lòng ao ước có một đời sống thiêng liêng và chúng ta thấy trong các cuộc hành hương, trên con đường đi Compostela, hoặc những ngày tĩnh tâm ở các đan viện.

Tại sao có một xu hướng bản sắc mạnh mẽ như thế?

Bản sắc thường ở đó vì có một sự trống rỗng – và nó chiếm một chỗ cho đến khi tìm được một thứ tốt hơn. Điều này mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, và đó là những gì tôi thấy ở Marseille, những người trẻ ngày nay, dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm về Giáo hội, họ đến đó một phần do bản năng. Họ khám phá, khi bước qua cánh cửa phục vụ người nghèo, đặc biệt trong các hiệp hội, họ có nhiều khả năng tìm thấy hướng đi cho cuộc đời của họ hơn.

Kết quả công việc của ủy ban Ciase, trong đó tiết lộ hơn 300.000 trường hợp lạm dụng tình dục trong Giáo hội kể từ những năm 1950, không phải lúc nào cũng được đón nhận ở Vatican. Cha có bảo vệ phương pháp làm việc của chủ tịch ủy ban Jean-Marc Sauvé ở Rôma không?

Chúng ta có thể thảo luận về phương pháp nhưng công việc này xứng công vì cho phép chúng ta đo lường được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các giám mục đã có một quyết định can đảm trong việc thành lập ủy ban này. Giáo hội Pháp đảm nhận trách nhiệm của mình. Điều quan trọng nhất bây giờ là hỗ trợ các nạn nhân, và công việc phòng ngừa để những chuyện này không được xảy ra nữa. 

Báo chí Ý đồn đại về việc Đức Phanxicô sẽ từ nhiệm, ngài dường như đã suy yếu. Từ nhiệm như vậy có được không?

Hành động của Đức Bênêđíctô XVI là quá đặc biệt. Hồi đó sức khỏe của ngài không kém, vì vậy quyết định của ngài mở ra một khả năng. Nó sẽ trở thành một thói quen? Tốt hơn là không nên: có ba hoặc bốn giáo hoàng trong cùng lúc sẽ có thể phức tạp. Quy chế về giáo hoàng danh dự có thể được thảo luận. Về phần Đức Phanxicô, chúng ta có thể thấy đầu gối của ngài làm ngài mệt mỏi. Nhưng nếu ngài đau gan thì sẽ nghiêm trọng hơn, vậy mà không ai để ý. Ngài là người tự do: nếu đến một lúc các giới hạn của ngài buộc ngài phải từ nhiệm, ngài sẽ từ nhiệm; nhưng tôi không muốn như vậy.

Điều gì đánh dấu triều giáo hoàng Đức Phanxicô?

Có một điểm tổng hợp tất cả: Giáo hội phải tự chính mình giải-trọng tâm, không cần lo lắng về sự tồn tại của Giáo hội như một thể chế. Nhưng trên hết, giáo hoàng là một phong cách: gần gũi, tự do, đòi hỏi, can đảm. Và một phương pháp: lắng nghe, kích thích, quyết định. Ví dụ, Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si (về sinh thái và công bằng xã hội) có tiếng vang lớn ngoài Giáo hội. Điều tương tự đối với hồi giáo, với tuyên bố chung của giáo hoàng với Imam của Al-Azhar về tình anh em (được ký tại Ai Cập năm 2019). Ngài cũng đã làm việc rất nhiều để chống lạm dụng tình dục, cải cách giáo triều, tài chính. Việc thực hiện các cải cách chính xác là chủ đề của cuộc họp chúng tôi ngày 29 và 30 tháng 8 tại Rôma với các hồng y từ khắp thế giới về.

Những dự án nào nên được ưu tiên?

Cuộc chiến chống lạm dụng, và không chỉ lạm dụng tình dục: lạm dụng quyền lực, lạm dụng thiêng liêng. Chúng ta phải tiếp tục làm việc; thật đau lòng nhưng chúng ta nợ tất cả các nạn nhân. Trong nội bộ Giáo hội, điều quan trọng là duy trì các điều kiện thuận lợi cho cuộc tranh luận, đặc biệt là về quan hệ của chúng ta với người hồi giáo. Cũng cần phát động lại dự án về quan hệ đại kết và quan hệ liên tôn, đặc biệt là đối thoại với cộng đồng do thái. Với tôi đây là một chỗ đứng quan trọng vì đức tin kitô giáo được ghép vào đức tin do thái, và vì chúng ta có một lịch sử chung rất quan trọng, không phải lúc nào cũng tốt. Kinh Thánh của chúng ta là Kinh thánh do thái cộng với Tân ước. Có sự khác biệt trong danh tính của chúng ta, và nếu chúng ta đặt câu hỏi sâu hơn về nó, nó có thể mở ra rất nhiều chân trời cho những cuộc đối thoại khác. Có sự nâng đỡ cho các tín hữu kitô bị đàn áp, cho người dân Ukraine, vấn đề của những người chết bị lãng quên ở Địa Trung Hải. Ngày nay chúng ta vẫn cần nâng cao nhận thức. Cách đây tám mươi năm, tháng 8 năm 1942, giám mục Saliège của giáo phận Toulouse đã có một thông điệp rất quan trọng được đọc tại các nhà thờ của giáo phận (một bức thư trong đó ngài nhắc lại “người Do Thái là những người đàn ông, người Do Thái là những người phụ nữ, người nước ngoài đàn ông là những người đàn ông, người nước ngoài đàn bà là những người phụ nữ. Tất cả không được phép chống họ”. Giám mục Saliège sau khi ủng hộ chế độ Vichy, đã nhận thức được sự trầm trọng của mọi thứ, sau đó bắt đầu sự kháng cự thiêng liêng với chủ nghĩa quốc xã…

Giáo hoàng sẽ đến Pháp?

Đúng, tôi còn giữ hy vọng. Đáng lý ngài đi năm nay, nhưng chuyến đi như vậy không được mong chờ trong thời gian tranh cử. Bây giờ chúng ta có thời gian phía trước, không còn phức tạp  như trước. Pháp gây tò mò cho giáo hoàng và Marseille thu hút ngài, vì đây là ranh giới phân chia và là nơi gặp gỡ giữa châu Âu và Địa Trung Hải.

Giáo hoàng sẽ đổi mới hồng y đoàn hơn bao giờ hết, giảm sức nặng của người Ý. Sự đổi mới này có khả năng thay đổi hình ảnh của giáo hoàng tương lai không?

Khi chúng ta đến từ Bangui hoặc Burkina-Faso, chúng ta không được ưu tiên như người Đức hay người Pháp. Giáo hoàng muốn đưa ra tiếng nói cho Giáo hội, Giáo hội tự thấy mình ở trên những ranh giới rạn nứt của nhân loại. Thành phần mới của mật nghị phản ánh mong muốn này. Nó sẽ thay đổi hình ảnh của mật nghị, có lẽ không phải của giáo hoàng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây