Giáo xứ Vinh Hương

Trong đại dịch, một người vô thần cân nhắc lại sự hiện diện của Chúa

Thứ bảy - 16/10/2021 20:55
Trong đại dịch, một người vô thần cân nhắc lại sự hiện diện của Chúa

Đài tưởng niệm Covid trên National Mall. Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images

Khi còn học ở đại học, một người bạn của tôi qua đời, trong nhiều tuần sau đó, tôi nghĩ tôi đã thấy anh ở mọi nơi. Tôi không nghĩ tôi bị anh ám ảnh; đúng hơn là tôi thấy những người rất giống anh, giống đến mức mà lúc đó tôi nghĩ anh vẫn còn sống. Vào tháng 9, khi tôi nghe tin một bạn trẻ khác chết trong một tai nạn thảm khốc, tôi tự hỏi liệu mình có gặp anh ấy không. Chúng ta thường không thoải mái mấy với sự vắng mặt. Chúng ta thích đi tìm các đối tượng để lấp vào chỗ trống. Một cái chết cá nhân tạo một khoảng trống trong thực tế, gần hai năm nay cái chết liên tục xảy đến làm cho hầu hết chúng ta phải mò mẫm trong bóng tối.

Tính đến đầu tháng 10, có hơn 700.000 người đã chết vì Covid-19 ở Hoa Kỳ. Gần đây một đài tưởng niệm đã được dựng lên ở National Mall xóa đi sự vắng mặt này và làm cho sự sống vắng mặt này thành hữu hình. Còn hơn là bức thư ngỏ, mạnh hơn là bóng ma. Trên bãi cỏ phẳng trước Tượng đài Washington, có hàng trăm ngàn lá cờ trắng – một quốc gia đầu hàng. Tôi có thể gắn lên cho ông tôi một lá cờ, ông đã qua đời năm ngoái vì vi-rút. Nhưng hành vi này có vẻ như quá nhẹ. Không phải tưởng niệm là một ý tưởng không tốt: nó có thể khơi gợi cho người xem cảm giác buồn bã, tiếc nuối hoặc cảm xúc nảy sinh khi đối diện với vắng mặt, một cảm xúc mà tôi không thể gọi tên nhưng nó gần với mệt mỏi cũng như nỗi đau buồn hay nỗi nhớ. Tôi không biết chính xác mình sẽ muốn gì từ một đài tưởng niệm – dù đó là sự thanh thản hay ý nghĩa của một điều gì đó hoàn toàn khác. Tôi đã nghĩ cả hàng trăm ngàn lần trong năm nay, có lẽ tôi nên đến nhà thờ.

Đây có lẽ sẽ là tin mới cho cha mẹ tôi, những mục sư thời thơ ấu của tôi, về cơ bản đó là những người của cả một cuộc sống của tôi. Tôi chỉ là du khách ở bên cha, bên mẹ từ một chục năm nay. Cha mẹ tôi đã nuôi dạy tôi thành một giáo dân bảo thủ nghiêm khắc, pha trộn giữa khuynh hướng chính thống và tin lành. Niềm tin là di sản thừa kế của tôi. Và khi trưởng thành, tôi thích chủ nghĩa vô thần hơn là một loại linh đạo chung chung, vì nó phản ánh những đường nét tươi sáng trong giáo dục của tôi: có Chúa hay không có Chúa. Vũ trụ, như tôi đã quyết định, không chứa gì ngoài ánh sáng rực rỡ và sự trống rỗng của không gian. Vậy tại sao, sau hai năm đại dịch, tôi lại muốn biết liệu nó có che giấu điều gì khác không?

Trong tác phẩm danh tiếng Các bức thư của Quỷ (The Screwtape Letters, thường được dịch là Chiến thuật của quỷ) của C. S. Lewis, tác giả viết những bức thư của Quỷ cha gởi cho cháu mình là Quỷ con, thường nhắc đến Thế chiến Thứ hai. (Bản án của Quỷ cha: tiềm năng là rất hữu ích.) Và một số thư vẫn còn thích ứng với những tai ương đương thời. Quỷ cha phàn nàn: “Chúng ta đang thực sự đối diện với một tình huống khó xử tàn khốc.” “Khi con người không tin vào sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ mất tất cả những kết quả mỹ mãn của chủ nghĩa khủng bố trực tiếp và những trò quỷ thuật. Ngược lại, khi chúng tin vào chúng ta, chúng ta lại không thể làm cho chúng thành người duy vật và hoài nghi”. Điều mà Quỷ cha muốn, đó là ngăn con người tin tưởng vững mạnh vào bất cứ cái gì thuộc về tâm linh, như thế chúng sẽ tôn thờ các thế lực trần gian nhiều hơn. Quỷ cha tiếp tục nói: “Ta có những hy vọng rất lớn, chúng ta sẽ học đúng lúc cách cảm xúc hóa và thần thoại hóa hiểu biết của chúng, đến mức mà trên thực tế, niềm tin vào chúng ta (dù không dưới danh nghĩa này) sẽ len lỏi trong tâm trí con người khi chúng khép kín lòng tin vào Kẻ thù. Dĩ nhiên, Kẻ thù ở đây là Thiên Chúa, ai đã không tin Chúa thì họ sẽ dựng lên đủ thứ ngẫu tượng.

Có lẽ Quỷ Cha có lý. Lấy một ví dụ, câu “chúng ta tin vào khoa học” hào phóng tôn kính Anthony Fauci và trước ông là thống đốc New York, Andrew Cuomo. Ở mức độ mà tác giả Lewis, một người bảo thủ trở lại đạo công giáo, nếu ông còn sống có lẽ ông sẽ không thừa nhận, người theo chủ nghĩa tự do đã đúng về một số điều. Các khẩu trang có tác dụng và vắc-xin cũng vậy. Những người không đồng ý đang dùng thuốc tẩy giun cho ngựa vì họ nghe trên internet – nhưng những chọn lựa xấu của họ tác động trên họ nhiều hơn. Tuy nhiên, sự sùng bái của những người theo chủ nghĩa tự do dành cho năng lực và lý luận có thể có mặt tối. Những người chống vắc-xin có thể bị xem là rắc rối, hơn là được xem là con người. Họ làm chúng ta kiệt sức, thậm chí làm chúng ta nguy hiểm, nhưng họ thường là nạn nhân của những thông tin sai lệch. Cái chết của họ vẫn là những bi kịch. Khoa học có thể được xúc động hóa, mượn thuật ngữ của Quỷ cha đến mức chúng ta xem những ai phản bội khoa học là quỷ và chúng ta nhầm sự ngu dốt với cái ác thực sự.

Điều này đã xảy ra với tôi gần đây khi tôi mất bình tĩnh với một phụ nữ mà tôi quen ở trường đại học. Cô ấy là một y tá, cô viết trên Facebook cô từ chối chích ngừa. Tôi nói với cô, những người như cô là nguyên do làm cho ông tôi chết. Điều đó không hoàn toàn đúng – ông tôi qua đời trước khi có vắc xin – nhưng sự thờ ơ của cô bạn y tá với vi-rút làm tôi bực mình. Tôi không nghĩ tôi làm cô thay đổi ý kiến. Bây giờ tôi thấy dễ chịu hơn thay đổi quyết định của cô ấy. Tôi đã cảm thấy dễ chịu hơn một chút lúc đó, rồi tôi lại quay về cảm giác tức giận, cả với cô, cả với chính tôi. Tất cả những gì thúc đẩy tôi viết phản hồi trên trang Facebook của cô có thể trở nên xấu hơn nhiều nếu tôi cho phép tôi làm. Trên sub-Reddit của HermanCainAward, cư dân mạng đăng các hình chụp từ màn hình của những người anti-vax sau đó chết vì Covid. Với một số người, cái chết đã trở thành cảnh tượng mà họ có quyền trố mắt nhìn. Đó là cách năng lượng ma quỷ phải cảm nhận. Ngay bây giờ, nó ở khắp mọi nơi.

Có lẽ đây cũng là lý do tôi muốn trở lại nhà thờ. Tôi tự hỏi liệu tôi có khám phá ra cách xua đuổi bóng tối đang tụ tập quanh tôi và bên trong bộ não của tôi hay không. Tôi muốn biến đổi sự vắng mặt thành huyền ẩn, thành nhà giả kim của nỗi đau. Nhất là tôi muốn có một cách để thương tiếc, không phải chỉ sự mất mát của riêng tôi nhưng còn cho cái chết phi mã hàng loạt đang bao trùm thế giới. Hoặc, ít nhất, tôi muốn tìm một nhà thờ mới. Khi còn trẻ tôi không thích những giáo điều thô bạo.. Theo kinh nghiệm của tôi, những người theo chủ nghĩa cực đoan không tốt với điều huyền ẩn hay với cái chết. Họ ít tìm hiểu về mặt trí tuệ. Tại sao phải bận tâm khi Chúa đã cho chúng ta tất cả những câu trả lời mà chúng ta cần trên Trái đất? Khi một người qua đời, chúng ta phải vui mừng vì họ đã về nhà Thiên đàng. (Theo nghĩa này, đau buồn có thể là một dạng ích kỷ). Tôi cũng không thoát được điều này. Tôi cũng không thoát được niềm tin của tôi vào thế giới bên kia; nó quá dễ dàng.

Thay vào đó, tôi khao khát những nét mà đức tin cũ của tôi chưa bao giờ thực sự có. Tôi muốn một cái gì đó giống như chủ nghĩa thần bí, một cuộc tìm kiếm mặc khải trong thân phận thất bại của các công việc của con người trong tâm trí. Từ vị trí thuận lợi của chiếc ghế dài của tôi, tôi nhìn một thế giới không bị mất đi dây neo quá nhiều vì nó chưa bao giờ thực sự có dây neo. Tôi không cần có câu trả lời, không cần ngay bây giờ, nhưng tôi muốn biết, nếu tôi có quyết tâm đủ để đi tìm. Không gian trong đó tôi sống dường như bị thu hẹp lại khi đại dịch hoành hành, và tôi muốn giang tay đón nhận một cái gì, ngay cả khi tôi không thể biết đó là cái gì.

Có thể tôi sẽ tìm ra một cách nào khác để kính sợ Chúa. Có một số giáo hội tôi loại ngay lập tức. Khi ở tuổi vị thành niên tôi muốn đi tu nhưng thực sự Giáo hội công giáo không hợp với tôi. Có nhiều thế hệ tin lành trong gia đình tôi, và tôi sợ những bóng ma giận dữ của họ. Vì vậy, tôi nghĩ đến những người anh giáo và những người thuộc giáo phái tin lành Quaker, dù tôi muốn tôi là người chủ hòa khiêm tốn. Chính xác tôi không chờ một dấu hiệu nào, nhưng tôi nghĩ sẽ tốt nếu có một dấu hiệu. Khi viết bài này, không lúc nào tôi nghĩ đến “con đường Đamát”. Không một ánh sáng chói mắt nào xuất hiện trên đường phố của tôi. Tôi không cảm thấy bị dẫn dắt đến bất cứ đâu, không một lực bí ẩn nào hướng dẫn, cũng không có gì từ tâm trí của chính tôi.

Tôi muốn thấy một thứ không thể nhầm lẫn là tác phẩm của Chúa. Tôi lắng nghe giọng nói vẫn nhỏ nhẹ, như Tin Mừng hay nói và tôi không nghe thấy gì ngoài sự im lặng choáng ngộp. Vì vậy, tôi đã chọn nghe im lặng. Và tôi không bao giờ quay lại nhà thờ.

Khi biết tin người bạn trẻ của tôi qua đời, tôi đã đi dạo. Tôi không thể làm gì khác được. Tôi không thể thắp cho anh một ngọn nến trong nhà thờ. Tôi không thể trách Chúa vì sự độc ác ngẫu nhiên của sự kiện này. Không có gì ngoại trừ chính tôi, một mình đi trên đường phố Brooklyn. Không có gì là lạ khi bị tê liệt vì không có lòng tin trong giây phút đau buồn. Niềm an ủi gần nhất tôi tìm thấy là ở những người khác: người bạn chung sống của tôi và một người bạn khác, người đã xin tôi kể cho họ nghe tất cả về người bạn mới qua đời. Chúa còn có thể mạc khải Ngài cho tôi. Ít nhất Ngài đã làm, tất cả những gì chờ tôi trong bóng tối không gì khác là những người đang cố gắng tìm cho mình lối thoát. Không có con Quỷ cha nào. Chúng tôi đã là quỷ. Đó là những gì tôi nghe thấy trong im lặng.

Marta An Nguyễn dịch

Nguồn tin: phanxico.vn

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây